Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

1.3. Lƣợc sử pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án dân

1.3.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève chính thức đƣợc ký kết, nƣớc ta bị chia cắt hai miền tại sông Bến Hải, Quảng Trị (vỹ tuyến 17), đây không chỉ là sự chia cắt về mặt lãnh thổ, về mặt chính trị mà còn bao gồm chia cắt cả hệ thống luật áp dụng.

Ở phía Bắc vỹ tuyến 17, theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1959 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về “cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng” thì Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện dƣới sự chỉ đạo của Chánh án sẽ thực hiện các thủ tục liên quan đến thi hành án dân sự chứ không phải là Thừa phát lại và Ban tƣ pháp xã nhƣ trƣớc đây. Cơ chế, tổ chức hoạt động thi hành án dân sự và các hoạt động thi hành án dân sự thuộc trách nhiệm của Nhà nƣớc, công chức Tòa án là những ngƣời thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự chứ không xuất phát từ yêu cầu của các đƣơng sự.

Theo Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của những ngƣời thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự đƣợc quy định nhƣ sau:

1. Tại các Tòa án nhân dân địa phƣơng có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án, quyết định dân sự, những khoản xử về bồi thƣờng và tài sản trong các bản án, quyết định hình sự; 2. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành những khoản hình phạt trong những bản án và quyết định về hình sự, trừ những khoản phạt tiền [27].

Bên cạnh đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 186/TC ngày 13/10/1972 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên với nội dung: (1) Thi hành các bản án, quyết định của Tòa án mình, Tòa

án cấp trên và Tòa án các địa phƣơng khác theo quy định của pháp luật. (2) Chấp hành viên Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thi hành những bản án, quyết định có hiệu lực, có nhiều khó khăn nhƣ: vụ án có liên quan đến bí mật quốc gia, đến công tác ngoại giao; vụ án có nhiều ngƣời thi hành án ở nhiều địa phƣơng khác nhau; vụ án có nhiều tài sản gửi ở Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố.

Do đó, ở miền Bắc nƣớc ta trong giai đoạn này, xuất hiện chức danh tƣ pháp mới là Chấp hành viên, độc lập với chức danh Thẩm phán, đƣợc biên chế trong các Tòa án nhân dân địa phƣơng, có nhiệm vụ chủ động thi hành các bản án, quyết định của Tòa án mà không phụ thuộc vào yêu cầu thi hành án của các bên đƣơng sự, việc thi hành án của Chấp hành viên đƣợc đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc. Việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án không còn có sự tham gia của Thừa phát lại.

Ở phía Nam vỹ tuyến 17, việc thi hành án dân sự vẫn do Thừa phát lại đảm nhận thực hiện. Theo quy định tại Nghị định số 111/BTP-NĐ ngày 04/2/1950 của Tổng trƣởng Bộ Tƣ pháp quy định chi tiết về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại thì Thừa phát lại có quyền thực hiện các công việc sau: Làm các truyền phiếu (giấy mời, giấy triệu tập); Làm các việc lục tống về tƣ pháp hay không thuộc tƣ pháp; Thi hành các bản án, công văn; Công việc nội bộ trong các Tòa án.

Ngoài ra, Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thừa phát lại đƣợc quy định chi tiết tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 1910 và sau đó là Bộ luật Dân sự và Thƣơng sự Tố tụng, Bộ luật hình sự tố tụng do chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành năm 1972.

Trên thực tế, ở phía Nam vỹ tuyến 17, mỗi văn phòng Thừa phát lại có một Thừa phát lại và một Thƣ ký trƣởng hữu thệ (là những ngƣời đƣợc thay thế Thừa phát lại thực thụ để thực hiện các hành vi tố tụng theo luật định). Số

lƣợng Thừa phát lại là 36 ngƣời, trong đó có 18 Thừa phát lại thực thụ và 18 Thƣ ký trƣởng. Ở các tỉnh không có Văn phòng Thừa phát lại, công việc của Thừa phát lại đƣợc giao cho các Cảnh sát trƣởng hoặc Phó cảnh sát trƣởng (Trƣởng ty cảnh sát) hoặc các Quận trƣởng tạm thời kiêm nhiệm do Nghị định của Tổng trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm và các viên chức này đƣợc thu lệ phí nhƣ Thừa phát lại [41, tr.18-20].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)