Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

1.5. Pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở một

1.5.1. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Pháp

Thi hành án dân sự tại Pháp cũng giống ở Việt Nam đều do Bộ Tƣ pháp thống nhất quản lý, tuy nhiên, nếu nhƣ ở Việt Nam, hệ thống cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tƣ pháp (từ trung ƣơng là Tổng cục thi hành án dân sự đến các địa phƣơng là Cục thi hành án dân sự và Chi cục thi hành án dân sự) cùng các Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì tại pháp Thừa phát lại có thẩm quyền trực tiếp thi hành các bản án, quyết định dân sự một cách độc lập; các Văn phòng Thừa phát lại, Công ty Thừa phát lại đƣợc tổ chức và hoạt động theo mô hình của Công ty thƣơng mại, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động bằng các khoản thù lao do các bên yêu cầu thi hành án chi trả, Nhà nƣớc không phải chi trả bất cứ khoản phí nào cho hoạt

Thừa phát lại ở Pháp đƣợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở quy định có trong nội dung các văn bản quan trọng bao gồm:

- Pháp lệnh số 452592 ngày 02/11/1945 quy định thẩm quyền theo nội dung của Thừa phát lại và tổ chức hành nghề Thừa phát lại;

- Nghị định số 56.222 ngày 29/02/1956 hƣớng dẫn áp dụng Pháp lệnh số 452592 ngày 02/11/1945. Nghị định này quy định về: Thẩm quyền theo lãnh thổ; hoạt động hỗ trợ phiên tòa; hoạt động bổ trợ; chế độ kế toán; tổ chức, hiệp hội; chế độ danh dự; tổ chức nghề nghiệp; thành phần và hoạt động của các cơ quan quản lý nghề nghiệp; quỹ cho vay;

- Nghị định số 92984 ngày 09/9/1992 về các điều kiện bổ nhiệm thƣ ký Thừa phát lại - những ngƣời đƣợc ủy quyền tiến hành lập vi bằng;

- Nghị định 75770 ngày 14/8/1975 về các điều kiện hành nghề Thừa phát lại và các phƣơng thức thành lập, chuyển nhƣợng và xóa bỏ vị trí hành nghề Thừa phát lại và một số chức vụ bổ trợ tƣ pháp. Nghị định này quy định về: Các điều kiện về trình độ, năng lực; tập sự hành nghề; thi sát hạch chuyên môn; bổ nhiệm vị trí hành nghề Thừa phát lại; thành lập, chuyển nhƣợng và xóa bỏ vị trí hành nghề Thừa phát lại;

- Nghị định số 90.1290 ngày 21/12/1990 về các điều kiện hành nghề có quy chế công lại (Cộng đồng Châu âu);

- Nghị định số 69-1274 ngày 31/12/1969 hƣớng dẫn thi hành Luật về các công ty nghề nghiệp có Thừa phát lại thành lập;

- Nghị định số 921448 ngày 30/12/1992 hƣớng dẫn áp dụng Luật cho phép Thừa phát lại thành lập công ty hành nghề tự do.

Theo đó: Thừa phát lại là ngƣời hành nghề tự do, là ngƣời duy nhất có thẩm quyền thi hành án, họ độc lập hoàn toàn với cơ quan quyền lực nhà nƣớc khi tiến hành hoạt động thi hành án, Thừa phát lại không nằm trong bất cứ một cơ quan hành chính nào hay đồng nghĩa họ không phải phải tuân thủ bất

cứ sự chi phối nào từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài pháp luật và chính bản thân họ nhƣng phải chịu trách nhiệm trƣớc Tòa án, cơ quan quản lý nghề nghiệp hoặc trƣớc Viện công tố; Thừa phát lại đƣợc sử dụng quyền lực công khi thực hiện một công việc với tƣ cách Chấp hành viên, trong trƣờng hợp cần thiết họ đƣợc quyền yêu cầu sự hỗ trợ từ các lực lƣợng vũ trang công quyền, đây là lực lƣợng duy nhất tại Pháp đƣợc thực hiên quyền yêu cầu đó; ngoài ra, Thừa phát lại còn đƣợc thực hiện các hoạt động bổ trợ tƣ pháp khác nhƣ tiến hành bán đấu giá các tài sản là động sản; lập vi bằng theo yêu cầu của các cá nhân; đại diện cho các bên trƣớc Tòa trong một số trƣờng hợp.

Về tổ chức, hệ thống Thừa phát lại ở Pháp đƣợc thiết lập theo ba cấp gồm: Hội đồng Thừa phát lại tỉnh, Hội đồng Thừa phát lại vùng, Hội đồng Thừa phát lại Quốc gia.

- Hội đồng Thừa phát lại tỉnh là tập hợp tất cả các Thừa phát lại trong cùng một tỉnh. Hội đồng Thừa phát lại tỉnh đại diện cho toàn bộ Thừa phát lại của tỉnh trƣớc các cơ quan hành chính và tƣ pháp; có quyền kỷ luật đối với các Thừa phát lại trong toàn tỉnh.

- Hội đồng Thừa phát lại vùng đƣợc thành lập bên cạnh các Tòa án phúc thẩm. Hội đồng vùng có nhiệm vụ đại diện cho toàn bộ Thừa phát lại trong phạm vi quản hạt của Tòa án phúc thẩm đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chung của các Thừa phát lại đó. Hội đồng vùng bổ sung cho hoạt động của Hội đồng tỉnh chứ không phải là cơ quan cấp trên của Hội đồng tỉnh.

- Hội đồng Thừa phát lại Quốc gia có 35 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho quản hạt của một Tòa án phúc thẩm, trừ đại diện Hội đồng Thừa phát lại Paris có 02 đại diện. Hội đồng Thừa phát lại Quốc gia thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhƣ: tổ chức đào tạo nhân viên và ngƣời tập sự, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại; quản lý các cơ quan chi trả bảo hiểm xã hội và

hƣu trí của Thừa phát lại và nhân viên của Thừa phát lại; đại diện cho các Thừa phát lại Pháp ở nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế; quảng bá nghề Thừa phát lại bên cạnh các cơ quan báo chí trong nƣớc và các tổ chức kinh tế, khoa học lớn của đất nƣớc; quan hệ với đại diện các nghề tự do khác; phát triển hoạt động trên cơ sở tìm kiếm các lĩnh vực hoạt động mới; tổ chức hội thảo, tọa đàm, buổi nói chuyện và Đại hội Thừa phát lại hằng năm.

Về hoạt động thi hành án dân sự: Thừa phát lại thực hiện việc tƣ vấn đối với những ngƣời có quyền cũng nhƣ những ngƣời có nghĩa vụ, đây là hoạt động mang tính nghĩa vụ, bắt buộc; Thừa phát lại thỏa thuận với ngƣời có quyền về việc lựa chọn thủ tục để thi hành án và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện thủ tục đó. Thủ tục thi hành án đƣợc hiểu theo nghĩa rất rộng từ các công việc chuẩn bị cho việc thi hành án cho đến khi kết thúc. Trong quá trình thi hành án, Thừa phát lại có quyền thực hiện các công việc mà pháp luật hoặc Thẩm phán có thẩm quyền cho phép, có quyền yêu cầu sự trợ giúp của các lực lƣợng công để thực hiện việc thi hành án nếu cần thiết [38, tr.21].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)