Thẩm tra viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 59)

2.1. Pháp luật về tổ chức của Chi cục thi hành án dân sự ở Việt

2.1.3. Thẩm tra viên

Thẩm tra viên là công chức làm chuyên môn nghiệp vụ về thi hành án dân sự, đƣợc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và

đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự, tham mƣu cho thủ trƣởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trƣởng cơ quan giao.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, theo quy định tại Điều 67 Nghị định 62/2015/NĐ- CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên gồm:

- Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trƣởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự;

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ đƣợc phân công;

- Tham mƣu cho Thủ trƣởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trƣởng cơ quan giao.

Trong thực thi công vụ, Thẩm tra viên không trực tiếp tham gia tổ chức thi hành án, không có thẩm quyền ra các quyết định về thi hành án, mà làm nhiệm vụ kiểm tra công tác thi hành án để kịp thời phát hiện các thiếu sót, vi phạm trong quy trình thủ tục tổ chức thi hành án của Chấp hành viên, thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo của đƣơng sự đối với các hoạt động thi hành án, mà đa số là khiếu nại, tố cáo các văn bản, quyết định, hành vi của Chấp hành viên. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều

68 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số Điều Luật thi hành án dân sự thì Thẩm tra viên không đƣợc làm những việc sau:

- Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không đƣợc làm;

- Thông đồng với đối tƣợng thẩm tra và những ngƣời có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;

- Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của ngƣời có thẩm quyền;

- Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hƣởng của mình để tác động đến ngƣời có trách nhiệm khi có ngƣời đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tƣợng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tƣợng thẩm tra, kiểm tra và những ngƣời liên quan;

- Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những ngƣời không có trách nhiệm khi chƣa có kết luận.

- Thẩm tra viên không đƣợc tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trƣờng hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những ngƣời sau đây: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên; cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Về việc bổ nhiệm, cũng giống nhƣ Chấp hành viên, Thẩm tra viên đƣợc bổ nhiệm không theo nhiệm kỳ mà bổ nhiệm theo ba ngạch là Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên cao cấp; ngƣời công tác tại các Chi cục thi hành án dân sự giữ ngạch Thẩm tra viên.

Theo quy định tại Điều 10 Thông tƣ số 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017 của Bộ Tƣ pháp Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự thì công chức để đƣợc bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ: Nắm vững đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; Nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra thi hành án dân sự, nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; Nắm đƣợc tình hình kinh tế, xã hội ở địa phƣơng liên quan đến công tác thi hành án dân sự; Có năng lực phối hợp với các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Nắm vững quy trình giải quyết công việc, có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề đƣợc giao nghiên cứu, tham mƣu; Công chức đƣợc đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên phải đang giữ ngạch Chuyên viên và tƣơng đƣơng, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng: Có trình độ Cử nhân Luật trở lên; có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ ngạch Thẩm tra viên theo nội dung chƣơng trình của Bộ Tƣ pháp; có Chứng chỉ Ngoại ngữ với trình độ tƣơng đƣơng bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; có chứng chỉ Tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT.

2.1.4. Thư ký thi hành án

THADS SĐBS 2014, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số Điều Luật thi hành án dân sự và đƣợc quy định cụ thể ở Thông tƣ số 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017 của Bộ Tƣ pháp Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự, theo đó:

Về chức trách, Thƣ ký thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên cao cấp, Chấp hành viên trung cấp thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính hoặc giúp Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ, Thƣ ký thi hành án thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành và các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thực hiện thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

- Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản tống đạt; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản hủy tang vật; biên bản cƣỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác;

- Giúp Chấp hành viên, Thẩm tra viên tống đạt giấy tờ thi hành án; - Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên, Thẩm tra viên;

viên thực hiện công tác tổ chức thi hành án; giúp Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra thi hành án dân sự đối với các vụ việc đƣợc phân công theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trƣởng cơ quan thi hành án giao.

Về tiêu chuẩn, công chức để đƣợc bổ nhiệm vào ngạch Thƣ ký thi hành án phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự; nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự; có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của thƣ ký thi hành án; có kỹ năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao; công chức dự thi nâng ngạch Thƣ ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thƣ ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng: Có bằng tốt nghiệp Cử nhân Luật trở lên đối với ngạch Thƣ ký thi hành án, có bằng Trung cấp Luật trở lên đối với ngạch Thƣ ký trung cấp thi hành án; có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ ngạch Thƣ ký thi hành án dân sự theo nội dung, chƣơng trình của Bộ Tƣ pháp; có chứng chỉ Ngoại ngữ với trình độ tƣơng đƣơng bậc 2 đối với ngạch Thƣ ký thi hành án và bậc 1 đối với ngạch Thƣ ký trung cấp thi hành án khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; có chứng chỉ Tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT.

2.2. Pháp luật về hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện (hay các Chi cục thi hành án dân sự) đƣợc quy định tại Điều 16 Luật THADS

SĐBS 2014 đồng thời cũng là các hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự, bao gồm: trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định; thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phƣơng tiện hoạt động đƣợc giao theo hƣớng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; báo cáo công tác thi hành án dân sự trƣớc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.

Trong số đó, hoạt động tổ chức thi hành các bản án, quyết định là hoạt động chính, chủ yếu của các cơ quan thi hành án dân sự nói chung và các Chi cục thi hành án dân sự nói riêng. Trong phạm vi nội dung pháp luật về hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự của luận văn, tác giả tập trung đi sâu làm rõ các nội dung chính của pháp luật về hoạt động tổ chức thi hành án bao gồm: hoạt động xác minh điều kiện thi hành án, hoạt động áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án và hoạt động cƣỡng chế thi hành án.

2.2.1. Xác minh điều kiện thi hành án

Thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy ngƣời phải thi hành án thƣờng giấu diếm các thông tin về địa chỉ, tài sản, thu nhập, … của họ để trốn tránh việc thi hành án. Vì vậy, để tổ chức thi hành án đảm bảo đạt hiệu quả, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của ngƣời phải thi hành án để có cơ sở thi hành án. Việc xác minh điều kiện thi hành án đƣợc quy định tại Điều 44 Luật THADS SĐBS 2014, Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ và Điều 3 Thông tƣ liên tịch

số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tƣ pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự. Theo đó:

Trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm hết thời hạn tự nguyện, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của ngƣời phải thi hành án, trừ trƣờng hợp thi hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.

Khi xác minh, Chấp hành viên có trách nhiệm: xuất trình thẻ Chấp hành viên; xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc phải đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó; trƣờng hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác; trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên phải trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản, xác minh tại các cơ quan tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lƣu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của ngƣời phải thi hành án; yêu cầu các cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trƣờng hợp cần thiết; lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.

Trong quá trình xác minh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác minh điều kiện thi hành án có trách nhiệm: Cơ quan, tổ chức, công chức tƣ pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trƣờng, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung

cấp; Bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)