Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 102 - 106)

Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự phải gắn liền với quan điểm, đường lối của Đảng về xây hành án dân sự phải gắn liền với quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Quan điểm và đƣờng lối của Đảng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân và đƣợc thể chế hóa để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thông qua các quy định của pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở nƣớc ta hiện nay phải gắn liền và không đƣợc tách rời với các quan điểm, đƣờng lối của Đảng. Cụ thể là:

Mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con ngƣời, quyền tự do dân chủ của công dân, góp phần đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020” theo nội dung Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị “về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến 2010, định hƣớng đến năm 2020”.

Và nhiệm vụ “Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tƣ pháp phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh” theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020”.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay phải được đặt trong tổng thể hoàn hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay phải được đặt trong tổng thể hoàn thiện cả hệ thống pháp luật Việt Nam

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự là một bộ phận của pháp luật dân sự nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhiều bộ phận khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự phải đƣợc đặt trong mối liên hệ với việc hoàn thiện của các bộ phận pháp luật khác có liên quan.

của Chi cục thi hành án dân sự ngoài vấn đề đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn cần phải gắn liền với việc rà soát các bộ phận pháp luật khác có liên quan và ngƣợc lại, mức độ hoàn thiện của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự cũng ảnh hƣởng đến quá trình hoàn thiện của các bộ phận pháp luật khác. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự phải đƣợc hoàn thiện và đồng bộ với các bộ phận khác của hệ thống pháp luật, góp phần tạo nên hệ thống pháp luật đồng bộ, thông suốt.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu có chọn cục thi hành án dân sự trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới

Pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở nƣớc ta nói riêng trong thời gian vừa qua đã có những bƣớc phát triển và ngày càng hoàn thiện, góp phần không nhỏ trong việc duy trì và ổn định xã hội và nền kinh tế của đất nƣớc. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hệ thống pháp luật các nƣớc ngày càng tiệm cận với nhau hơn; cùng với sự vận động liên tục của xã hội, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nƣớc, thì hệ thống pháp luật, pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự luôn cần đƣợc quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện. Trong đó, nghiên cứu pháp luật thế giới, pháp luật về thi hành án dân sự của các quốc gia trên thế giới để chọn lọc tiếp thu kinh nghiệm phù hợp là cần thiết.

Bên cạnh đó, với vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, ở góc độ nào đó là sự đảm bảo cho các mối quan hệ kinh tế, trong đó có các mối quan hệ kinh tế có yếu tố nƣớc ngoài thì trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự cũng cần tạo nên sự phù hợp nhất định với những nguyên tắc, thông lệ phổ biến với pháp luật thi

hành án dân sự trên thế giới để tránh tình trạng lạc hậu so với pháp luật của các quốc gia trên thế giới và khu vực, làm giảm mức độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, ảnh hƣởng đến nền kinh tế đất nƣớc.

Tuy nhiên, bản thân pháp luật có tính kế thừa nhƣng cũng mang tính đặc thù xã hội và văn hóa. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự cần dựa trên đặc thù về văn hóa và xã hội Việt Nam; việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật của các quốc gia trên thế giới mang tính chất tham khảo, học hỏi kinh nghiệm để từ đó lựa chọn những chính sách phù hợp đối với Việt Nam.

3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả áp dụng trên thực tế hành án dân sự phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả áp dụng trên thực tế

Chức năng cơ bản của pháp luật là chức năng điều chỉnh, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và hƣớng các quan hệ này theo hƣớng có lợi. Pháp luật phải có tính khả thi trên thực tiễn, nếu pháp luật không có tính khả thi trên thực tiễn thì pháp luật đó chỉ mang tính hình thức.

Thực tế những năm vừa qua, hệ thống pháp luật nƣớc ta ngày càng phát triển về số lƣợng nhƣng không đồng nghĩa với tăng trƣởng về chất lƣợng. Nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành mới hay nhiều văn bản pháp luật đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣng không đi vào thực tiễn cuộc sống, làm tăng thêm sự rƣờm rà, chồng chéo cho hệ thống văn bản pháp luật.

Chính vì thế, khi xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự phải tính đến tính khả thi và hiệu quả một cách đầy đủ, toàn diện, trong đó phải hết sức chú ý đến các điều kiện về cơ chế tổ chức, đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thƣ ký thi hành án và các điều kiện khác nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)