Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

1.3. Lƣợc sử pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án dân

1.3.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2009

Trong giai đoạn này, Bộ Tƣ pháp đƣợc tái thành lập theo Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trƣởng với chức năng giúp Hội đồng Bộ trƣởng thực hiện quản lý thống nhất các việc về tƣ pháp trong cả nƣớc, bao gồm xây dựng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, quản lý về mặt tổ chức các toà án nhân dân địa phƣơng và quản lý nhà nƣớc các công tác tƣ pháp khác (luật sƣ, công chứng, giám định, ...), đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ pháp luật trong cả nƣớc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan tƣ pháp địa phƣơng đƣợc quy định tại Thông tƣ số 463- TCCB ngày 21/6/1988 của Bộ Tƣ pháp. Hệ thống cơ quan tƣ pháp địa phƣơng bao gồm: Sở Tƣ pháp ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và cấp tƣơng đƣơng; Ban (sau đó chuyển thành Phòng) Tƣ pháp ở cấp quận, huyện, thị xã và các đơn vị hành chính tƣơng đƣơng; Ban Tƣ pháp ở cấp xã, phƣờng và các đơn vị hành chính tƣơng đƣơng.

Với sự ra đời của Hiến pháp 1980, hàng loạt các đạo luật về tổ chức của bộ máy nhà nƣớc đƣợc ban hành nhằm kiện toàn bộ máy nhà nƣớc, phân định rõ chức năng của từng loại cơ quan, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật. Theo đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 cũng đƣợc ban hành và tại Điều 16 đã giao cho Bộ Tƣ pháp đảm nhiệm công tác quản lý tòa án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức, trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác thi hành án dân sự. Tiếp đó, Nghị định 143/ HĐBT ngày

22/11/1981 của Hội đồng bộ trƣởng nay là Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tƣ pháp đƣợc ban hành, đã ghi rõ: “Bộ Tƣ pháp có chức năng quản lý các Tòa án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác thi hành án dân sự”. Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao đã bàn giao nhiệm vụ quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi toàn quốc sang Bộ Tƣ pháp bắt đầu từ ngày 01/01/1982. Ngày 18/7/1982 Bộ Tƣ pháp và Tòa án nhân dân tối cao đã ký Thông tƣ liên ngành số 472 về quản lý công tác thi hành án dân sự trong thời kỳ trƣớc mắt, quy định: ở địa phƣơng tại các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có phòng thi hành án nằm trong cơ cấu, bộ máy và biên chế của Tòa án để giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án dân sự. Ở các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có các chấp hành viên hoặc cán bộ làm công tác thi hành án dƣới sự chỉ đạo của Chánh án. Việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực thi nhiệm vụ của Chấp hành viên vẫn do Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp đảm nhiệm.

Trong thời kỳ này, tổ chức và hoạt động thi hành án là một giai đoạn khép kín trong Tòa án và tùy thuộc vào sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân địa phƣơng. Vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và tiếp đó là Bộ Tƣ pháp từ năm 1981 đến năm 1992 trong việc quản lý Tòa án địa phƣơng mới dừng lại ở vai trò quản lý chung, còn thực chất việc quản lý đội ngũ cán bộ tòa án, cũng nhƣ việc xây dựng đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử, thi hành án do chính quyền địa phƣơng đảm nhiệm.

Đầu những năm 1990, công cuộc đổi mới nói chung và cải cách bộ máy Nhà nƣớc nói riêng đã đƣợc tiến hành một cách khá tích cực, khẩn trƣơng. Hiến pháp 1992 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nƣớc đƣợc Quốc hội khoá IX thông qua vào tháng 10/1992 đã đặt ra nguyên tắc nền tảng cho quá trình cải cách tƣ pháp trong đó công tác thi hành án dân sự đƣợc đổi mới một cách

căn bản. Do cơ chế tổ chức thi hành án là một bộ phận của Tòa án địa phƣơng, với chức năng chủ yếu của tòa án là xét xử nên nhiều năm liền mối quan tâm, chú trọng của Tòa án vẫn dành cho công tác xét xử còn việc thi hành án hầu nhƣ ít đƣợc quan tâm. Điều này dẫn đến tình trạng án xét xử xong không đƣợc thi hành chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong lƣợng án phải thi hành hành năm. Do đó Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng tách công tác thi hành án dân sự ra khỏi Tòa án nhân dân. Trong thời gian này, công tác thi hành án dân sự đƣợc thực hiện theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989.

Khác với luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, việc ban hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 đã không quy định thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc thi hành án trong khi đó Luật tổ chức Chính phủ năm 1992 lần đầu tiên đã quy định: Việc quản lý công tác thi hành án là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tƣ pháp. Tại kỳ họp thứ nhất quốc hội khoá IX ngày 06/10/1992 đã thông qua Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án sang các cơ quan của chính phủ chậm nhất vào tháng 6/1993 và từ ngày 1/7/1993 các cơ quan thi hành án dân sự chính thức đƣợc thành lập và hoạt động. Theo đó, Pháp lệnh thi hành án dân sự đƣợc ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày 01/6/1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 28/8/1989 và đến năm 2004 thì đƣợc chỉnh sửa, bổ sung và đƣợc gọi là Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.

Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, sau gần năm năm triển khai thực hiện đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua gần năm năm thực hiện, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nhất là các quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác thi hành án dân sự; quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự, của Chấp hành viên chƣa tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ…

Để khắc phục những hạn chế này, tiếp tục hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự tại Kỳ họp thứ tƣ, Quốc hội Khóa XII ngày 14/11/2008 đã thông qua Luật thi hành án dân sự, gồm 9 chƣơng, 183 điều với nhiều nội dung đổi mới và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)