Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 45)

1.5. Pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở một

1.5.3. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Đức

Ở Đức, hoạt động thi hành án dân sự do Chấp hành viên đảm nhiệm. Chấp hành viên là công chức hạng trung, là một mắt xích độc lập trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, đƣợc tổ chức theo quản hạt của các Tòa án quận nhƣng không nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án; Phòng Lục sự của Tòa án tiếp nhận các yêu cầu thi hành án và phân công cho Chấp hành viên thực hiện; Chấp hành viên chịu sự giám sát nghiệp vụ của Thẩm phán đƣợc phân công; Chấp hành viên có trụ sở riêng, con dấu riêng, tự chịu trách nhiệm về chi phí hoạt động của trụ sở và giao dịch dƣới tên gọi, chức danh của mình.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chấp hành viên có trách nhiệm Giao văn kiện, giấy tờ cho các bên đƣơng tụng trong vụ án dân sự theo yêu cầu của một bên; Lập chứng thƣ phản đối (việc chuẩn nhận hay trả tiền) các hối phiếu; Giao chứng thƣ thể hiện yêu cầu, ý chí của ngƣời triệu dụng cho một ngƣời khác; Tổ chức thi hành án đối với các bản án mà luật quy định do Chấp hành viên thi hành theo yêu cầu của ngƣời đƣợc thi hành án. Bên cạnh đó, Chấp hành viên đƣợc quyền kê biên, bán đấu giá động sản, các giấy tờ có giá; yêu cầu trả lại đồ vật; bắt giữ ngƣời phải thi hành án để buộc cam kết thực hiện; khám nhà, khám nơi để tài sản của ngƣời phải thi hành án; đƣợc dùng vũ lực khi gặp phải sự chống đối bằng cách yêu cầu lực lƣợng cảnh sát hỗ trợ; đƣợc thu lệ phí theo mức pháp luật quy định. Phí thi hành án do bên phải thi hành án chi trả, tuy nhiên, khi cƣỡng chế thi hành án không có kết quả thì bên triệu dụng chấp hành viên phải chi trả lệ phí [38, tr.29].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)