1.5. Pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở một
1.5.4. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, không có cơ quan hành chính riêng quản lý về công tác thi hành án dân sự, hoạt động thi hành án dân sự do “Tòa thi hành án” (Shikko saibansho) và “Chấp hành viên” (Shikkokan) đảm nhiệm.
Tòa thi hành án đơn giản là tòa án quận khi tòa án này thực hiện nhiệm vụ thi hành án. Tòa án ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành dƣới sự hỗ trợ của Chấp hành viên. Chấp hành viên là viên chức tòa án, trực tiếp thực hiện các thủ tục thi hành án và tống đạt giấy tờ của Tòa án. Chấp hành viên đƣợc bố trí làm việc tại các Tòa án quận, chịu sự giám sát của một Thẩm pháp đƣợc chỉ định giám sát các Chấp hành viên (theo Điều 5, Điều 6 Quy chế của Tòa án tối cao số 10 năm 1966). Chấp hành viên giúp Tòa thực hiện tất cả các loại thi hành án (Điều 64 Luật thi hành án dân sự), thi hành án đối với các tài sản hữu hình (Điều 86 Bộ luật dân sự), bao gồm giấy tờ có giá trị, thu và giữ tài sản cụ thể bao gồm cả động sản và bất động sản (Điều 122, Điều 168-169 Luật thi hành án dân sự). Chấp hành viên không nhận lƣơng cố định mà nhận thù lao tính trên phí thi hành các vụ việc.
Về cơ bản, cơ quan thi hành án không buộc ngƣời phải thi hành án trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ thi hành án của mình. Thay vào đó, cơ quan thi hành án trong khả năng tối đa có thể, cố gắng đảm bảo để ngƣời đƣợc thi hành án đạt đƣợc mục đích của mình mà không cần có sự hỗ trợ của ngƣời phải thi hành án. Nếu nghĩa vụ thi hành án là trả tiền hoặc giao tài sản, thì cơ quan thi hành án sẽ bán tài sản của ngƣời phải thi hành án và trả tiền cho ngƣời đƣợc thi hành án. Thi hành án kiểu này gọi là cƣỡng chế trực tiếp (Chokusetsu kyosei).
Trong trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án có nghĩa vụ thực hiện một công việc nào đó hoặc không đƣợc thực hiện một công việc nào đó thì pháp luật vẫn quy định tránh cƣỡng chế nhân thân. Một nghĩa vụ mà có thể do ngƣời khác thực hiện, không nhất thiết phải do chính ngƣời phải thi hành án thực hiện thì sẽ đƣợc thực hiện thông qua đại diện thi hành – việc thi hành do ngƣời thứ ba thực hiện, chi phí đƣợc trích từ tiền bán tài sản của ngƣời phải thi hành án để đảm bảo (Điều 171 Luật thi hành án dân sự). Trƣờng hợp nghĩa vụ bắt buộc phải do ngƣời phải thi hành án thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng biện pháp
án dân sự, theo đó, buộc ngƣời phải thi hành án phải trả cho ngƣời đƣợc thi hành án một khoản tiền tƣơng ứng với nghĩa vụ mà họ phải thực hiện.
Ngoài ra, pháp luật thi hành án dân sự Nhật Bản không có chế tài theo hƣớng “hình sự hóa” các hành vi không thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự.
* Tóm lại, tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế, văn hóa pháp lý, các yếu tố về con ngƣời, … mà ở các quốc gia, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự có những đặc trƣng riêng.
Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng, so với các quốc gia trên thế giới, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở nƣớc ta hiện nay đƣợc đƣợc thực hiện một cách linh hoạt. Về cơ bản, tổ chức cơ quan thi hành án dân sự theo mô hình dựa vào cơ quan thi hành án chuyên trách thuộc nhánh hành pháp (Public sector specialist enforcement). Trong đó, đóng vai trò trung tâm trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự là các Chấp hành viên. Chấp hành viên ở Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ gần tƣơng tự với Chấp hành viên hoặc Thừa phát lại ở các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, sau khi có sự đồng thuận của Quốc hội, từ 01/7/2009, chế định Thừa phát lại đƣợc triển khai thí điểm, cho đến ngày 01/01/2016 đƣợc triển khai trên cả nƣớc và đóng góp đƣợc những kết quả quan trọng.
Sự kết hợp linh hoạt giữa hệ thống cơ quan thi hành án dân sự chuyên trách thuộc nhánh hành pháp và hệ thống các Văn phòng Thừa phát lại (Thi hành án dân sự tƣ nhân) là phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tiễn trong công tác thi hành án dân sự nói riêng và công tác bổ trợ tƣ pháp nói chung ở nƣớc ta hiện nay. Đây là sự nghiên cứu, kế thừa những kinh nghiệp quý báu của các quốc gia trên thế giới (trong đó có các quốc gia nhƣ Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức nhƣ trong nội dung nghiên cứu) và cũng là đặc trƣng riêng của thi hành án dân sự Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự là hai lĩnh vực chính trong thi hành án dân sự, hoạt động đƣa các bản án, quyết định về dân sự ra thi hành trên thực tế, nhằm hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc thi hành án đã đƣợc xác định trong các bản án, quyết định; đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của ngƣời dân đối với Nhà nƣớc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc và các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Trên thế giới, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự đƣợc tổ chức theo nhiều mô hình khác nhau nhƣng dù ở mô hình nào thì hiệu quả của thi hành án dân sự luôn phụ thuộc vào hai yếu tố đó là con ngƣời thi hành án (một bộ phận của tổ chức) và thủ tục thi hành án (hoạt động thi hành án). Ở Việt Nam, thi hành án dân sự mặc dù có lịch sử ngắn hơn nhiều quốc gia trên thế giới nhƣng quá trình hình thành và phát triển thi hành án dân sự ở nƣớc ta đã trả qua thời gian khá dài; tổ chức và hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự đƣợc xác định sau khi Luật thi hành án dân sự đƣợc ban hành và có hiệu lực thi hành.
Chƣơng 1 của Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự nhƣ khái niệm, nguyên tắc, lƣợc sử hình thành và phát triển; tình hình tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở nƣớc ta hiện nay và mô hình tổ chức và hoạt động của một số quốc gia trên thế giới.
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC THI