2.2. Pháp luật về hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở
2.2.2. Các biện pháp bảo đảm thi hành án
của ngƣời phải thi hành án vào tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt, ngăn chặn ngƣời phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án; đốc thúc ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình; là tiền đề, cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành án dân sự trong trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đƣơng sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án mà không phải thông báo trƣớc cho các đƣơng sự.
Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đƣợc quy định trong Luật THADS SĐBS 2014 bao gồm: Phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ (Điều 67); Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đƣơng sự (Điều 68); Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng (Điều 69).
a.Phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ
Theo quy định tại Điều 67 Luật THADS SĐBS 2014 và Điều 20 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành án và có tiền trong tài khoản tại các tổ chức tín dụng hoặc có tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ.
Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa trong nội dung. Chấp hành viên giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho ngƣời đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc ngƣời có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định; biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, ngƣời nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ; trƣờng hợp ngƣời nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài
Trƣờng hợp cần phải phong tỏa ngay tiền trong tài khoản, tài sản tại nơi gửi giữ của ngƣời phải thi hành án mà chƣa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của ngƣời phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó; trong vòng 24 giờ, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của ngƣời phải thi hành án. Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật thông tin đối với tài khoản, tài sản của ngƣời phải thi hành án bị áp dụng biện pháp phong tỏa khi đƣợc kho bạc nhà nƣớc, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản bị phong tỏa cung cấp.
Sau khi ra quyết định phong tỏa, Chấp hành viên phải thực hiện việc thông báo việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho ngƣời phải thi hành án để đốc thúc ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định phong tỏa, nếu ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa, nếu ngƣời phải thi hành không tự nguyện thi hành án thì quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ chính là tiền đề, là cơ sở để Chấp hành viên áp dụng biện pháp cƣỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản hoặc kê biên tài sản.
Việc cho phép Chấp hành viên phong tỏa ngay tiền trong tài khoản, tài sản gửi giữ của ngƣời phải thi hành án khi xác minh có tiền hoặc tài sản trong tài khoản của ngƣời phải thi hành giúp Chấp hành viên có thể chi phối đƣợc tài sản của ngƣời phải thi hành án. Điều này giúp giảm thiểu khả năng ngƣời phải thi hành án tẩu tán tài sản trong khoảng thời gian Chấp hành viên chƣa kịp thời ra quyết định về việc phong tỏa tài khoản, gây ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích của ngƣời phải thi hành án; làm mục đích thi hành án không đạt đƣợc.
Bên cạnh đó, việc quy định Chấp hành viên phải thực hiện thủ tục thông báo về việc phong tỏa tài khoản cho ngƣời phải thi hành án nhằm bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc quy định tại Điều 5 Luật THADS SĐBS 2014, bảo đảm quyền đƣợc khiếu nại của ngƣời phải thi hành án; tạo điều kiện cho ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành án, giảm thiểu những thiệt hại (nếu có) trong trƣờng hợp bị khấu trừ tài khoản.
Ngoài ra, quy định về giới hạn của số tiền, tài sản bị phong tỏa nhằm tránh tình trạng tùy tiện phong toả toàn bộ tài khoản, tài sản làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, giao dịch bình thƣờng của chủ tài khoản, tài sản.
b. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đƣơng sự đƣợc quy định tại Điều 68 Luật THADS SĐBS 2014 và Điều 18 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Theo đó: Trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đƣơng sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ.
Nội dung quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải xác định rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ và phải đƣợc giao cho đƣơng sự hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ bị tạm giữ. Trƣờng hợp cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chƣa ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì Chấp hành viên yêu cầu giao tài sản, giấy tờ và lập biên bản về việc tạm giữ, nếu tài sản tạm giữ là tiền mặt thì biên bản phải ghi rõ số lƣợng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi rõ tiền nƣớc nào, trong trƣờng hợp cần thiết phải ghi cả số sê ri trên tiền; tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý thì phải niêm phong trƣớc mặt ngƣời bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ, nếu ngƣời bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt ngƣời làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lƣợng, khối lƣợng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm
phong, có chữ ký của Chấp hành viên, ngƣời bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của ngƣời bị tạm giữ tài sản hoặc ngƣời làm chứng. Việc niêm phong tài sản tạm giữ phải đƣợc ghi nhận trong biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ.
Sau khi tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên phải tiến hành xác định chủ thể của quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ đã tạm giữ bằng cách yêu cầu đƣơng sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đƣơng sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ. Trƣờng hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định ngƣời có quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ.
Trƣờng hợp tài sản, giấy tờ bị tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời phải thi hành án nhƣng ngƣời phải thi hành án đã thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho ngƣời có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; ngƣời nhận tài sản, giấy tờ đƣợc trả lại phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ bị tạm giữ cùng giấy ủy quyền (trong trƣờng hợp đƣợc ủy quyền nhận tài sản, giấy tờ); việc trả lại tài sản, giấy tờ phải đƣợc lập thành biên bản. Trƣờng hợp tài sản, giấy tờ bị tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời phải thi hành án và ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định áp dụng các biện pháp cƣỡng chế đối với tài sản, giấy tờ đã tạm giữ. Thời hạn để Chấp hành viên thực hiện việc trả lại tài sản, giấy tờ đã tạm giữ hoặc ra quyết định áp dụng các biện pháp cƣỡng chế đối với tài sản, giấy tờ đã tạm giữ là 10 ngày kể từ ngày có căn cứ xác định chủ thể quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
Việc quy định Chấp hành viên tạm giữ tài sản, giấy tờ của đƣơng sự phải ban hành Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ và xác định rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ trong Quyết định này nhằm khắc phục tình trạng thiếu rõ ràng, không thống nhất trong quy định của Luật THADS 2008 khi luật này không quy định Chấp hành viên phải ban hành quyết định mà chỉ yêu cầu lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ. Việc khẳng định hình thức áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong trƣờng hợp này tạo điều kiện pháp lý vững chắc hơn cho Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ
c.Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản
Trƣờng hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đƣơng sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản của ngƣời thi hành án hoặc tài sản chung của ngƣời phải thi hành án với ngƣời khác theo quy định tại Điều 69 Luật THADS SĐBS 2014 và Điều 19 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Quyết định tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản phải gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản.
Sau khi thực hiện việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên Chấp hành viên yêu cầu đƣơng sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đƣơng sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản. Trƣờng hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định
quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật. Khi có căn cứ xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản, trong thời hạn 10 ngày, Chấp hành viên thực hiện việc ra quyết định cƣỡng chế đối với tài sản nếu tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời phải thi hành án hoặc ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng nếu tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời khác.
2.2.3. Cưỡng chế thi hành án
Cƣỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp đƣợc Chấp hành viên áp dụng trong trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhƣng không tự nguyện thi hành án; là quyền năng đặc biệt đƣợc trao cho Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án để giải quyết dứt điểm các việc thi hành án và đƣợc bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nƣớc. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự, Chấp hành viên đƣợc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành án dân sự sau: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngƣời phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của ngƣời phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành án, kể cả tài sản đang do ngƣời thứ ba giữ; Khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; Buộc ngƣời phải thi hành án thực hiện hoặc không đƣợc thực hiện công việc nhất định.
a. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án
- Khấu trừ tiền trong tài khoản để thi hành án: Trƣờng hợp xác định ngƣời phải thi hành án có tiền trong tài khoản tại Kho bạc nhà nƣớc, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác thì Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản để thi hành án theo quy định tại Điều 76 Luật THADS
SĐBS 2014 và Điều 21 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ; số tiền khấu trừ không đƣợc vƣợt quá số tiền phải thi hành án và chi phí cƣỡng chế.
Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định khấu trừ của Chấp hành viên bằng cách khấu trừ tiền trong tài khoản của ngƣời phải thi hành án và chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án hoặc chuyển cho ngƣời đƣợc thi hành án theo quyết định khấu trừ, trƣờng hợp cơ quan, tổ chức quản lý tài khoản không thực hiện ngay quyết định khấu trừ của Chấp hành viên dẫn đến việc đƣơng sự tẩu tán tài sản, gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc thi hành án thì phải bồi thƣờng.
Trên thực tế, Chấp hành viên sau khi xác minh đƣợc ngƣời phải thi hành án có tiền trong tài khoản tại Kho bạc nhà nƣớc, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thì sẽ phong tỏa số tiền tƣơng ứng với nghĩa vụ của ngƣời thi hành án và chi phí cƣỡng chế (nếu có) và thông báo cho ngƣời phải thi hành án về việc phong tỏa tiền để yêu cầu ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành án trong thời hại 10 ngày, hết thời hạn nói trên, ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên mới ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản.
- Thu hồi, xử lý tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án
Trƣờng hợp phát hiện ngƣời phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định số tiền đó là của ngƣời phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền, thu tiền và cấp biên lai thu tiền cho ngƣời phải thi hành án; việc thu tiền phải đƣợc lập thành biên bản, có chữ ký của Chấp hành viên và ngƣời phải thi hành án, trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của ngƣời làm chứng (Điều 80 Luật THADS SĐBS 2014).
Trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của
ngƣời đó để thi hành án; khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của ngƣời phải thi hành án và gia