Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Về tổ chức
- Để bảo đảm sự thống nhất trong quy định về điều kiện thi nâng ngạch Chấp hành viên với các quy định pháp luật về cán bộ, công chức, các văn bản hƣớng dẫn của Bộ nội vụ - cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc thì thay vì quy định phải giữ ngạch Chấp hành viên phải đủ 05 năm (60 tháng) mới đƣợc dự thi nâng ngạch lên Chấp hành viên trung cấp nhƣ hiện nay, kiến nghị sửa đổi điều kiện để đƣợc dự thi nâng ngạch lên Chấp hành viên trung cấp là có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên hoặc tƣơng đƣơng đủ 05 năm (60 tháng) trong đó có ít nhất 12 tháng giữ ngạch Chấp hành viên thì đƣợc dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp.
- Về xử lý kỷ luật công chức, kiến nghị sửa đổi Điều 65 Nghị định theo hƣớng: “Chấp hành viên có thể bị cách chức Chấp hành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án chưa đến mức bị buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xét thấy cần phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên. 2. Vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự mà xét thấy cần thiết phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên. Trình tự, thủ tục xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cách chức Chấp hành viên thực hiện theo quy định về kỷ luật đối với cán bộ, công chức”.
3.3.2. Về hoạt động
- Kiến nghị bỏ điểm i khoản 2 Điều 35 Luật thi hành án dân sự và quy định thẩm quyền ra quyết định thi hành án khoản chủ động đối với bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm cấp huyện xét xử các vụ việc có liên quan đến
yếu tố nƣớc ngoài thuộc diện Cục thi hành án dân sự thấy cần thiết lấy lên để thi hành (tổ chức thi hành hoặc thực hiện các thủ tục ủy thác tƣ pháp) vào điểm h khoản 2 Điều 35 luật thi hành án dân sự để giải quyết bất cập do không phân định rõ thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
- Kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 44 Luật THADS SĐBS 2014 theo hƣớng tăng thời hạn xác minh điều kiện thi hành án do thực tế hiện nay, lƣợng hồ sơ thi hành án Chấp hành viên trực tiếp giải quyết có số lƣợng lớn, đồng thời trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án, địa điểm xác minh cách xa trụ sở của cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên không thể đảm bảo đƣợc thời hạn xác minh. Đề xuất nâng thời hạn Chấp hành viên tiến hành xác minh lên thành 15 ngày tính từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành thay vì 10 ngày nhƣ quy định hiện nay của Luật THADS.
- Kiến nghị bổ sung các căn cứ nhƣ: ngƣời phải thi hành án là ngƣời nƣớc ngoài nhƣng địa chỉ không rõ ràng nên không thể thực hiện việc yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự trong thi hành án theo quy định tại Điều 181 của Luật thi hành án dân sự; tài sản đảm bảo là động sản bản án tuyên xử lý để thi hành án nhƣng qua xác minh tài sản không còn hoặc không xác định đƣợc tài sản ở đâu, … để bổ sung vào các căn cứ xác định việc chƣa có điều kiện thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cho xác định việc chƣa có điều kiện một phần trong trƣờng hợp khoản phải thi hành án lớn nhƣng giá trị tài sản của ngƣời phải thi hành án theo xác minh có giá trị không đáng kể để đảm bảo khách quan trong kết quả hoạt động của các cơ quan thi hành án.
- Về ủy thác thi hành án dân sự:
Kiến nghị bổ sung nội dung quy định rõ trƣờng hợp “bản án, quyết định tuyên tài sản đảm bảo cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi
khác thì có thể ủy thác khoản phải thi hành án mà tài sản đó bảo đảm cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm” đã đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 62/2015/NĐ-CP để tránh tình trạng áp dụng không thống nhất do nhiều cơ quan thi hành án dân sự cho rằng phải xử lý xong tài sản bảo đảm mới đƣợc ủy thác thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật thi hành án dân sự chứ không áp dụng khoản 3 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ- CP do Nghị định 62/2015/NĐ-CP là văn bản dƣới Luật, có giá trị pháp lý thấp hơn Luật, gây ảnh hƣởng đến quá trình, hiệu quả thi hành án, ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc và các tổ chức, cá nhân khác.
Đối với án cấp dƣỡng theo định kỳ, đề nghị có quy định cụ thể về thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với nghĩa vụ kỳ kế tiếp trong trƣờng hợp ủy thác và ngƣời đƣợc thi hành án có yêu cầu thi hành án. Vì vậy, kiến nghị bổ sung quy định về thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với trƣờng hợp thi hành án cấp dƣỡng theo định kỳ thì trong trƣờng hợp ủy thác thi hành án, cơ quan nhận ủy thác thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với nghĩa vụ thi hành án cấp dƣỡng kỳ tiếp theo yêu cầu của ngƣời đƣợc thi hành án.
Ngoài ra, kiến nghị bổ sung quy định về trƣờng hợp ủy thác đến nơi ngƣời đƣợc thi hành án có điều kiện thực hiện quyền đối với các khoản hoàn tiền tạm ứng án phí hoặc nơi địa phƣơng đang thực tế tạm giữ tài sản để tạo điều kiện thuận lời cho ngƣời đƣợc thi hành án nhận tiền, tài sản.
- Về thứ tự thanh toán tiền thi hành án: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật THADS, khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ thì những ngƣời đƣợc thi hành án trong các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành phải đƣợc hiểu là ngƣời đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cƣỡng chế thì đƣợc ƣu tiên thanh toán. Trƣờng hợp giữ nguyên quy định này thì cần quy định rõ việc thông báo
cho những ngƣời đƣợc thi hành án không giới hạn trong một bản án, quyết định mà phải thực hiện việc thông báo cho tất cả những ngƣời đƣợc thi hành án trong những bản án, quyết định mà cơ quan THADS đang trực tiếp tổ chức thi hành mà có nhiều ngƣời đƣợc thi hành án và đã có một hoặc một số ngƣời đƣợc thi hành án trong Bản án, Quyết định đó đã yêu cầu thi hành án trƣớc khi ban hành Quyết định cƣỡng chế kê biên.
- Về việc giao bảo quản tài sản sau khi kê biên: Kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 112 Luật THADS SĐBS 2014 theo hƣớng cho phép Chấp hành viên lựa chọn đối tƣợng để giao bảo quản tài sản kê biên. Trƣờng hợp diện tích đất đã kê biên đang do ngƣời phải thi hành án quản lý, khai thác, sử dụng thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho ngƣời đó hoặc tổ chức, cá nhân khác có điều kiện bảo quản.
- Về đình chỉ thi hành án: Để đảm bảo hiệu lực của quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật thi hành án dân sự thực hiện trên thực tế, tránh việc đƣơng sự lợi dụng việc pháp luật chƣa quy định để tiếp tục yêu cầu thi hành án, kiến nghị bổ sung nội dung: “Đƣơng sự không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại đối với nội dung đã đƣợc cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành, trừ trƣờng hợp bị lừa dối hoặc do nhầm lẫn” đối với trƣờng hợp đình chỉ thi hành án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật thi hành án dân sự.
- Về phân chia, xử lý tài sản chung: Kiến nghị bãi bỏ quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP do cho phép Chấp hành viên phân chia tài sản chung trong quá trình tổ chức thi hành án dẫn đến nhiều bất cập trên thực tế; Chấp hành viên gặp khó khăn trong việc xác minh làm rõ về nguồn gốc tài sản, do đó có tiềm ẩn nhiều thiếu sót, thiếu công bằng, thiếu khách quan trong việc xác định, phân chia tài sản chung. Vì vậy, việc yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung theo quy định tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự là giải pháp hữu hiệu, đảm bảo chính xác và khách quan.
- Về việc đảm bảo chỗ ở cho ngƣời phải thi hành án sau khi bị cƣỡng chế chuyển giao nhà là chỗ ở duy nhất: Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, cân nhắc khi hết thời hạn có hiệu lực của Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì áp dụng tinh thần đƣợc quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS SDDBS 2014, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để ngƣời phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phƣơng trong thời hạn 01 năm trong trƣờng hợp cƣỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của ngƣời phải thi hành án cho ngƣời mua đƣợc tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà ngƣời phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trƣớc khi làm thủ tục chi trả cho ngƣời đƣợc thi hành án.
- Về miễn, giảm thi hành án: Kiến nghị bãi bỏ quy định phải thi hành đƣợc ít nhất bằng 1/50 khoản thu, nộp ngân sách nhà nƣớc là điều kiện để xét miễn, giảm thi hành án quy định trong các văn bản hƣớng dẫn thi hành; bổ sung trƣờng hợp không xác định đƣợc địa chỉ, tài sản của ngƣời bị kết án thì vẫn có thể đƣợc xét miễn, giảm thi hành án và thu hẹp các trƣờng hợp “đã thi hành đƣợc một phần” nghĩa vụ thi hành án là căn cứ để thực hiện việc xét miễn, giảm. Đồng thời, kiến nghị bổ sung quy định xét miễn, giảm đối với các doanh nghiệp không còn hoạt động, không có tài sản.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Có thể thấy, trong thời gian qua, pháp luật về thi hành án dân sự nói chung, trong đó có pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự đã có những sự phát triển, ngày càng hoàn thiện, tạo khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự, đặc biệt là các Chi cục thi hành án dân sự. Tuy còn bộc lộ nhiều bất cập trong quy định nhƣng nhìn chung, tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự, các Chi cục thi hành án dân sự ngày càng đƣợc kiện toàn, hoạt động thi hành án dân sự ngày càng đạt hiệu quả cao, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho Nhà nƣớc và các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Chƣơng 3 đã tổng kết đƣợc thực tiễn về tổ chức và hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự, chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự nói chung và tổ chức, hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự nói riêng ở Việt Nam hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, trong việc đảm bảo các lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, hiệu lực, hiệu quả thực tế của các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các cơ quan giải quyết tranh chấp; góp phần tạo sự ổn định chính trị - xã hội và sự ổn định của nền kinh tế.
Để đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự đƣợc hiệu quả thì thời gian qua, hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự đã đƣợc quan tâm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Mặc dù hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự đã tạo nên cơ sở pháp lý khá vững chắc cho tổ chức, hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự, đặc biệt là của các Chi cục thi hành án dân sự nhƣng do những thay đổi liên tục của thực tế khách quan, một số nội dung trong pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự hiên nay còn chƣa đáp ứng đƣợc tình hình thực tế, còn có bất cập, gây khó khăn cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự nói chung và các Chi cục thi hành án dân sự nói riêng.
Luận văn đã luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành án dân sự nhƣ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò của thi hành án dân sự cũng nhƣ lƣợc sử pháp luật và kinh nghiệm về mô hình tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự ở một số quốc gia trên thế giới. Luận văn cũng phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng pháp luật Việt Nam về tổ chức và hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự, chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết trong các quy
hành án dân sự thể hiện trong các báo cáo kết quả công tác của Tổng cục thi hành án dân sự trong những năm gần đây, tác giả đã chỉ ra đƣợc những vƣớng mắc, bất cập chủ yếu trong thực tiễn thực hiện pháp luật về vấn đề này. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Chƣơng 1 và Chƣơng 2, những thực trạng đƣợc chỉ ra tại Chƣơng 3, luận văn đã đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự trong thời gian tới.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng do vấn đề nghiên cứu của đề tài rộng, sự giới hạn về thời gian, nghèo nàn về tài liệu nhất là mức độ phức tạp trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự cao nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô để rút kinh nghiệm và bổ khuyết cho việc nghiên cứu sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT- BNV-BTC ngày 24/12/2009 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ Công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành toà án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, Hà Nội.
2. Bộ Nội vụ, Bộ Tƣ pháp (2011), Thông tư liên tịch số 02/2011/TTLT- BNV-BTP ngày 15/04/2011 hướng dẫn việc chuyển xếp lương đối với công chức ngạch chấp hành viên thi hành án dân sự, Hà Nội.
3. Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Thông tư liên tịch số 07/2018/TTLT - BTP-VKSNDTC - TANDTC ngày 12/6/2018 quy định việc phối hợp trong