Nguyên tắc tuyển dụng viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 27 - 28)

1.2. Nội dung và hình thức thực hiện pháp luật về tuyển dụng

1.2.2. Nguyên tắc tuyển dụng viên chức

Tại Điều 21 của Luật viên chức, 5 nguyên tắc của tuyển dụng viên chức đã được liệt kê bao gồm: Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu ĐVSNCL; Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.

Nguyên tắc tuyển dụng viên chức là các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo do Nhà nước đặt ra và yêu cầu phải được thực thi trong suốt quá trình hoạt động nhằm đạt hiệu quả trong công tác tuyển dụng viên chức. Các nguyên tắc này là nền tảng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ các hoạt động trong quá trình tuyển dụng viên chức và là căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của các hành vi do các chủ thể tham gia tuyển dụng viên chức thực hiện.

Các nguyên tắc tuyển dụng viên chức có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, nguyên tắc này dựa trên cơ sở nguyên tắc kia và là nền tảng cho nguyên tắc khác, chúng không độc lập, mâu thuẫn mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo thành một thể thống nhất điều chỉnh các hoạt động trong quá trình tuyển dụng viên chức. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các nguyên tắc này còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL, góp phần áp dụng thống nhất pháp luật của các ĐVSNCL trong phạm vi cả nước. Qua đó, bảo đảm tính ổn định trong chính sách quản lý nguồn nhân lực và tình trạng nhân lực nói chung của các ĐVSNCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)