2.2. Thực trạng thực thi pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng
2.2.3. Thực thi các quy định về kiểm tra thuế giá trị gia tăng
Các quy định về quản lý và kiểm tra thuế GTGT là một khâu rất quan trọng để việc thực thi pháp luật thuế GTGT đạt hiệu quả cao. Công tác quản lý, kiểm tra thuế GTGT được thực hiện ở hai khâu:
a. Kiểm tra HSKT tại cơ quan thuế.
Căn cứ vào HSKT, quy định của pháp luật, Cán bộ Đội Kiểm tra chi cục thuế tiến hành kiểm tra phân tích các chỉ tiêu trên tờ khai nhằm phát hiện những sai sót và dấu hiệu bất thường để kịp thời yêu cầu DN giải trình bổ sung, hoặc giải trình bổ sung về những số liệu chưa rõ ràng hoặc kiến nghị kiểm tra tại trụ sở NNT.
Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra HSKT tại cơ quan thuế năm 2013-2015
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Kết quả kiểm tra tờ khai
Tổng số thuế phải nộp tăng, giảm khấu trừ Tờ khai chấp nhận Tờ khai điều chỉnh Tờ khai đề nghị kiểm tra tại DN Số thuế phải nộp tăng Số thuế giảm khấu trừ 1 Năm 2013 1.133 9 17 271 155 2 Năm 2014 737 6 17 210 179 3 Năm 2015 635 5 25 300 159
(Nguồn chi cục thuế huyện Gia Bình 2013,2014,2015)
Bảng 2.6. So sánh kết quả kiểm tra HSKT giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Số tờ khai đã nộp 1.133 737 635
2 Số tờ khai phải điều chỉnh 9 6 5
3 Tỷ lệ tờ khai điều chỉnh /đã nộp (%) 0,79 0,81 0,78%
4
Số thuế phải nộp, giảm khấu trừ
qua kiểm tra (triệu đồng) 426 389 459
5 Số tờ khai đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT 18 20 25
6
Tỷ lệ tờ khai đề nghị kiểm tra tại trụ sở
NNT/ đã nộp (%) 1,59 2,71 3,94
(Nguồn Chi cục thuế huyện Gia Bình 2013,2014,2015)
Từ bảng trên cho thấy thực thi pháp luật quản lý thuế việc kiểm tra HSKT tại bàn đã thu được số thuế GTGT tương đối cho NSNN do các lỗi kê khai sai, kê khai nhầm lẫn tại HSKT. Lỗi vi phạm chủ yếu của các DN chủ yếu vẫn là kê khai không đúng, sai thuế suất, khơng viết hóa đơn khi bán
hàng, không thực hiện thanh tốn qua ngân hàng đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.Tất cả HSKT gửi đến cơ quan thuế đều được tiến hành kiểm tra 100%. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra về số tờ khai điều chỉnh và số tờ khai đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT có tỷ lệ thấp so với tổng số tờ khai đã nộp. Cụ thể, tỷ lệ tờ khai điều chỉnh so với tổng số tờ khai đã nộp các năm 2013,2014,2015 lần lượt là 0,79%; 0,81%; 0,78% tỷ lệ tờ khai đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT thấp, đạt khoảng 1,59% năm 2013; 2,71% năm 2014 và 3,94% năm 2015/ tổng số tờ khai đã nộp.
b. Kiểm tra tại trụ sở NNT
Hàng năm, Đội kiểm tra sẽ lập kế hoạch kiểm tra DN gửi lên Cục thuế, Việc thực hiện kế hoạch kiểm tra sẽ tập trung vào những DN có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, những DN âm thuế kéo dài, DN có số thuế phát sinh phải nộp thấp so với quy mơ kinh doanh, DN có số lỗ liên tục từ 3 năm trở lên. DN nhiều năm chưa kiểm tra....
Bảng 2.7. Kết quả kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở NNT năm 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 Bình quân 1 Kế hoạch (số cuộc) 18 20 25 11,11 12,5 12 2 Thực hiện (số cuộc) 18 20 25 11,11 12,5 12 3 Truy thu 105,5 225,9 1.102 114,12 489 201 4 Giảm khấu trừ 155,7 76,6 159,3 (50,80) 206 28 5 Phạt 75 72,5 189 (3,33) 258 77,5
6 Tổng truy thu và phạt (không bao gồm giảm khấu trừ)
180,5 298,4 769,8 65,32 258 111,5
Đánh giá chung trong giai đoạn 2013-2015, toàn Chi cục thuế đã thực hiện 63 cuộc kiểm tra thuế, trong đó sắc thuế GTGT đã truy thu được 912,2 triệu đồng. Mặc dù số lượng doanh nghiệp được kiểm tra tăng lên không đáng kể, nhưng số thuế truy thu được tăng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2013 truy thu 180,5 triệu đồng chiếm 1,53% tổng cơ cấu số thuế GTGT thu được. Năm 2014, truy thu 298,4 triệu đồng, bằng 2,2%/ tổng số thuế GTGT thu được của năm; năm 2015 truy thu được 769,8 triệu đồng, bằng 4,9% / tổng số thuế GTGT thu được. Đây là nỗ lực của toàn Chi cục trong điều kiện nguồn nhân lực cịn mỏng, chất lượng cơng tác kiểm tra còn thấp.
Tất cả các cuộc kiểm tra đều thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế. Điều này cho thấy Chi cục thuế đã thực hiện tốt việc phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến DN, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế đầy đủ trước khi tiến hành kiểm tra tại DN; đảm bảo kiểm tra đúng đối tượng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, dây dưa nợ đọng thuế đồng thời khơng cản trở hoạt động bình thường của DN.
Kết quả kiểm tra cho thấy 100% các DN được kiểm tra đều có các sai phạm phải xử lý. Cụ thể, cơng tác quản lý căn cứ tính thuế GTGT qua kiểm tra như sau:
Thực hiện các quy định về kiểm tra thuế GTGT đầu ra.
Thuế GTGT đầu ra là một trong hai yếu tố quyết định đến số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Để kê khai số thuế GTGT đầu ra thấp, các doanh nghiệp ghi số lượng hàng hóa, dịch vụ, giá bán ra ghi trên hóa đơn thấp hơn số lượng mà doanh nghiệp đã bán ra. Ngồi ra, các hóa đơn bán hàng cho cá nhân tiêu dùng cũng không ghi rõ địa chỉ của người mua nên việc xác minh cũng gặp nhiều khó khăn hay các cá nhân tiêu dùng khơng có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng.
Các doanh nghiệp cịn kê khai giá bán ra trên hóa đơn thấp hơn nhiều giá thực tế thu của khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, xe máy. Trong năm 2013 Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra giá của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Qua đó đã xử lý truy thu và phạt 1 đơn vị số tiền là 75,23 triệu đồng về hành vi bán xe máy dưới giá tính lệ phí trước bạ.
Một số doanh nghiệp cịn kê khai chậm doanh số hàng hóa bán ra trong kỳ. Trường hợp Công ty CP đầu tư và Xây dựng Hải Ninh đến tháng 1 năm 2014 mới kê khai doanh số của ngày 29 tháng 12 năm 2013 do đó Chi cục Thuế kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm với mức phạt 4,2 triệu đồng.
Các doanh nghiệp cịn khơng hạch tốn doanh thu vào sổ sách kế toán từ những hoạt động khác như thanh lý tài sản, máy móc thiết bị… Trường hợp Cơng ty TNHH Hà Bình bán thanh lý ơ tô tải trị giá 201,51 triệu đồng, Chi cục thuế đã truy thu về 38,25 triệu đồng.
Ngồi ra cịn các sai phạm khác như:
+ Khơng xuất hóa đơn, khơng kê khai thuế GTGT đầu ra đối với khối lượng cơng việc, xây dựng, lắp đặt đã hồn thành, nghiệm thu, bàn giao…như Xí nghiệp xây dựng Ngọc Toan năm 2015 Chi cục thuế tiến hành kiểm tra đã xử lý, truy thu và phạt 30 triệu đồng.
+ Bán hàng hóa nhưng khơng xuất hóa đơn, khơng ghi nhận doanh thu tính thuế GTGT như: Cơng ty TNHH Đại Lai phạt và truy thu 60 triệu đồng.
Thực hiện các quy định về kiểm tra thuế GTGT đầu vào
Cùng với thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là yếu tố quyết định đến số thuế GTGT phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp muốn khấu trừ thuế GTGT đầu vào càng nhiều càng tốt, vì thế các doanh nghiệp này khi kiểm tra đều có đầy đủ hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào. Tuy nhiên, trong thực tế các hóa đơn này cịn tồn tại nhiều vấn đề như:
+ Doanh nghiệp cịn kê khai tăng thuế suất của hàng hóa dịch vụ mua vào để làm tăng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
+ Tình trạng cấu kết giữa bên mua và bên bán vẫn còn diễn ra phổ biến. Cụ thể, bên mua muốn hóa đơn đầu vào lớn để làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ, cịn bên bán lại muốn hóa đơn có doanh số thấp để làm giảm số thuế GTGT đầu ra. Trong năm 2013 Chi cục đã kiểm tra và phát hiện nhiều trường hợp các liên trong hóa đơn khác nhau về giá trị.
+ Kê khai trùng hoá đơn đầu vào (kê khai đầu vào 2 lần);
+ Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoá đơn mua vào từ 20 triệu đồng trở lên không thực hiện thanh tốn qua ngân hàng; Khơng điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi đã hết thời hạn thanh toán chậm chưa có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng;
+ Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với chứng từ đầu vào không hợp lệ: tiền thuê nhà cho người lao động, hàng hóa dịch vụ mua vào khơng phục vụ SXKD (như quà biếu, tham quan du lịch, thuế GTGT của chi phí golf...), hàng khuyến mại không đăng ký Sở Công thương theo Luật thương mại;
+ Mua hàng hố dịch vụ có giá trị thanh tốn từ 20 triệu đồng trở lên của cùng một người bán, trong cùng một ngày không thanh toán qua ngân hàng nhưng ghi thành nhiều hoá đơn và kê khai trên nhiều kỳ thuế khác nhau để khấu trừ thuế GTGT đầu vào.