2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và bộ máy cơ quan thuế
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội
Gia Bình là huyện nằm ở bờ Nam sơng Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh, Sơng Đuống chảy ở phía Bắc huyện, ngăn cách với huyện Quế Võ. Phía Nam giáp huyện Lương Tài. Phía Tây giáp huyện Thuận Thành. Phía Đơng là sơng Lục Đầu, ngăn cách với tỉnh Hải Dương; Huyện Gia Bình cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 25km về phía Đơng Nam, cách thủ đơ Hà Nội 35 km về phía Đơng. Trên địa bàn huyện có đường tỉnh lộ 280,282,285 nối liền với Quốc lộ 5, quốc lộ 38 cùng hệ thống các tuyến đường huyện lộ hình thành lên mạng lưới giao thơng thuận lợi trong việc phát triển kinh tế văn hóa- xã hội của huyện.
Diện tích tự nhiên 10.752,8 ha, tổng dân số 108.297 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,3%, mật độ dân số trung bình là 991 người/km2.
Các đơn vị hành chính của huyện Gia Bình gồm 1 thị trấn và 13 xã, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Gia Bình.
Gia Bình là vùng đất cổ phù sa mầu mỡ bên sơng Đuống, có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là vùng đất “ địa linh nhân kiệt”, nơi sinh thành nhiều bậc hiền tài từng làm “ rường cột” của quốc gia, dân tộc như: Tướng quân Cao Lỗ, Thái sư Lê Văn Thịnh, Thiền sư Huyền Quang, Thám hoa Nguyễn Văn Thực, quận cơng Nguyễn Cơng Hiệp…. Nơi đây cịn nổi tiếng với những làng nghề như gò đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai…
Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Gia Bình trong việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội của huyện.
Về tình hình kinh tế xã hội, trong những năm qua Gia Bình đã có sự phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển kinh tế tăng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp có bước phát triển khá. Số doanh nghiệp và hộ cá nhân kinh doanh tăng lên, tập trung chủ yếu ở các làng nghề truyền thống như đúc đồng Đại Bái, mây tre đan Xuân Lai, may gia công Ngăm Lương… Theo báo cáo của Chi cục thống kê huyện Gia Bình, tính đến năm 2015 tồn huyện có 165 doanh nghiệp và hợp tác xã có hoạt động sản xuất kinh doanh và 999 hộ cá nhân kinh doanh. Trong đó: lớn nhất là loại hình cơng ty TNHH 115 công ty, chiếm 69,6%/ tổng số DN; Công ty cổ phần là 23 công ty, chiếm 14%/ tổng số DN; DNTN là 22 doanh nghiệp, chiếm 13%/ tổng số DN và HTX là 5 hợp tác xã, chiếm 3,4%/ tổng số DN. Do đó số thu Ngân sách nhà nước nói chung và số thu từ khoản thuế GTGT trên địa bàn huyện những năm gần đây liên tục tăng cao.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế sự nghiệp văn hóa - xã hội giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển; Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân có nhiều chuyển biến, tiến bộ: Mạng lưới y tế khá hoàn chỉnh,14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cùng với Bệnh viện Đa khoa huyện được nâng cấp và đầu tư nhiều trang thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại 100% các trạm y tế cấp xã đều có bác sỹ biên chế tại trạm nên giảm bệnh nhân thăm khám tại tuyến trên, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở; Tình hình an ninh, quốc phịng được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hộ phát triển. Công tác xây dựng chính quyền các cấp, cải cách hành chính có nhiều tiến bộ.