Nội dung thực thi pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng qua thực tiễn áp dụng tại chi cục thuế huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

1.2. Thực thi pháp luật quản lý thuế Giá trị gia tăng

1.2.4. Nội dung thực thi pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng

Thực thi pháp luật quản lý thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012, Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014, sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH 12 ngày 03/6/2008 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

1.2.4.1. Thực hiện các quy định về đăng ký, kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT

Quy định của pháp luật về đăng ký thuế GTGT

Đối tượng đăng ký là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Các đối tượng này có trách nhiệm nộ hồ sơ đăng ký thuế theo đúng quy định. Cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ.

Quy định về kê khai thuế Giá trị gia tăng bao gồm những nội dung sau + Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

+ Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Các quy định về hồ sơ khai thuế

- Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng. Đối với doanh nghiệp khai theo quý thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu quý sau.

- Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế.

Các quy định về khấu trừ thuế Giá trị gia tăng - Đối tượng khấu trừ thuế;

- Các trường hợp khấu trừ thuế; - Điều kiện khấu trừ thuế;

Các quy định về thời hạn nộp thuế

+ Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

+ Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế.

1.2.4.2. Thực hiện quy định về kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Quy định về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế và công tác kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

- Các trường hợp kiểm tra thuế:

+ Kiểm tra theo kế hoạch được lập từ tháng 12 năm trước + Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

+ Để giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải thể, phá sản... hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Quyết định Kiểm tra thuế - Thời hạn Kiểm tra thuế - Thời kỳ kiểm tra thuế

- Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định kiểm tra thuế

- Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra thuế, thành viên đoàn kiểm tra thuế.

- Nghĩa vụ và quyền của đối tượng kiểm tra thuế. - Kết luận kiểm tra thuế.

1.2.4.3. Thực hiện các quy định của pháp luật về hoàn thuế

- Điều kiện hoàn thuế

- Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế - Thẩm quyền giải quyết việc hoàn thuế. - Quyết định hoàn thuế

1.2.4.4. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ;

- Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ; bao gồm: + Phân loại tiền thuế nợ

+ Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ + Đối chiếu số liệu

+ Thực hiện đôn đốc thu nộp:

+ Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ

+ Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu (trừ trường hợp đã được xóa nợ tại điểm 6) và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ

+ Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị ủy nhiệm thu

+ Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ + Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ

1.2.4.5. Các quy định của pháp luật trong việc thực hiện tuyên truyền hỗ trợ NNT

Lập kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ NNT. Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT.

Bao gồm:

+ Tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo.

+ Tuyên truyền qua các trang thông tin điện tử của Tổng Cục thuế, Cục thuế. + Tuyên truyền qua tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm, băng ron, áp phích.

+ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Tuyên truyền hỗ trợ qua hội nghị, tập huấn, đối thoại người nộp thuế. + Giải đáp vướng mắc của người nộp thuế.

1.2.4.6. Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và giải quyết kiếu nại tố cáo, giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng qua thực tiễn áp dụng tại chi cục thuế huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)