3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên
3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp hoạt động của
các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể với những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc, chức sắc tôn giáo trong công tác hòa giải ở cơ sở
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo là điều kiện bảo đảm việc thực hiện pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở, hoạt động hòa giải ở cơ sở không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Hơn nữa, công tác hòa giải là công tác quần chúng, tổ hòa giải là tổ chức tự quản của quần chúng nhân dân. Vì thế có thể coi như đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của quần chúng nhân dân.
Qua thực tiễn việc tổ chức thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung và huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nói riêng cho thấy, nơi nào được sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời từ cấp ủy Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thì công tác hòa
giải ở nơi đó luôn đạt hiệu quả cao. Vì vậy, các cơ quan, tổ chức liên quan cần khẳng định mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của mình, đặc biệt là Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải cơ sở. Như tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng ghi rõ: “Khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở đòi hỏi Đảng các cấp cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát hòa giải cơ sở, có phương thức lãnh đạo phù hợp bằng cách vạch ra những phương hướng chỉ đạo việc tổ chức và thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bảo đảm việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở được thống nhất, nghiêm minh và phù hợp với đặc thù của địa phương; bằng sự quan tâm củng cố, kiện toàn công tác tổ chức hòa giải ở cơ sở; bằng sự kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở; bằng sự gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong công tác hòa giải ở cơ sở; bằng công tác vận động và tổ chức lực lượng quần chúng tham gia phong trào hòa giải ở cơ sở…
* Để cụ thể hóa giải pháp này, cần thực hiện một số công việc sau
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Trong định kỳ họp giao ban hàng tuần của cấp ủy Đảng cần đưa ra hồ sơ các vụ việc để đánh giá giải quyết và tại kỳ họp Hội đồng nhân dân xã có báo cáo về kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở cũng như kết quả giải quyết hồ sơ.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã tiếp tục quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên việc củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo; hằng
Thứ ba, chính quyền các xã, thị trấn cần xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc, chức sắc tôn giáo. Thông qua đó giải thích về những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở để nhân dân thông hiểu, khuyến khích họ làm theo chủ trương đường lối và tuân thủ pháp luật.
Thứ tư, Phòng Tư pháp phối hợp Chi nhánh trung tâm Trợ giúp pháp lý chỉ đạo, hướng dẫn mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý tại địa phương; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và Tổ hòa giải ở cơ sở.
Thứ năm, huy động và khuyến khích đội ngũ luật sư, luật gia và những người am hiểu pháp luật tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa Tổ hòa giải với Tổ công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân và các tổ chức, đoàn thể khác trong hoạt động hòa giải. Lồng ghép hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở cơ sở do Ủy ban Mặt trận tổ quốc phát động. Cụ thể:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện việc lồng ghép hòa giải ở cơ sở với các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nhằm gắn công tác hòa giải ở cơ sở với nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội của địa phương, đưa kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở thành một tiêu chí trong đánh giá thực hiện cuộc vận động, góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng các mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, Ban Công tác mặt trận trực tiếp thực hiện việc đưa hoạt động hòa giải ở cơ sở thành một hoạt động trong các cuộc vận động, phong trào; tích cực phối hợp với chính quyền vận động nhân dân
giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong gia đình, khu dân cư bằng biện pháp hòa giải, khuyến khích những thành viên của mình tham gia tổ hòa giải ở cơ sở.
Thứ bảy, bổ sung nguồn hòa giải viên mới ngoài những thành viên đã tồn tại hiện nay cần tập trung vào người có uy tín trong cộng đồng dân cư.