Nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật về hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 105 - 108)

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên

3.2.2. Nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật về hòa

quyền sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

3.2.2. Nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật về hòa giải ở cơ sở giải ở cơ sở

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức cho thấy, một trong những hạn chế của công tác hòa giải ở cơ sở là cấp ủy, chính quyền và cán bộ một số nơi chưa thật sự nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa tích cực của công tác hòa giải ở cơ sở. Do đó, để bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, giải pháp cần thiết là phải nâng cao nhận thức pháp luật về hòa giải ở cơ sở đối với các cấp ủy, chính quyền và cán bộ; sau đó tiến tới nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội.

Nếu nhận thức và ý thức pháp luật của người dân được nâng cao thì việc hòa giải sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn bởi vì nhận thức là một quá trình, nhận thức đúng sẽ chuyển biến thành hành động đúng. Mặt khác, hòa giải cũng là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua từng vụ việc hòa giải, vì thế mang lại hiệu quả trực tiếp, thiết thực đối với người dân. Do đó, muốn nâng cao chất lượng và tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở phải gắn công tác hòa giải với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Vận động nhân dân chấp hành pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Thực hiện lồng ghép, phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình hòa giải, xem kết quả hoạt động hòa giải là một trong những tiêu chí xét chọn khu dân cư văn hóa. Thực tế công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương nhìn chung còn chưa chú trọng đúng mức việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở mà thường chỉ quan tâm đến các luật mới ban hành của nhà nước. Do đó, nhằm

nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức pháp luật nói chung thì cần phải tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

* Để cụ thể hóa giải pháp này, cần thực hiện một số công việc sau Một là, Tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Trong đó các cấp, các ngành thường xuyên quá triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải ơ cơ sở làm cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này. Tạo điều kiện cho người dân ở cơ sở lựa chọn ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống cộng đồng. Bên cạnh đó, các cáp chính quyền phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các đoàn thể bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ thể để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác hòa giải; tạo sự đồng thuận trong xã hội tham gia hoạt động hòa giải, giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật, mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân góp phần giữ gìn đoàn kết, gắn bó, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân tại cộng đồng.

Hai là, tăng cường trách nhiệm, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, đầu tư đúng mức của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Ba là, Phòng Tư pháp lập kế hoạch, tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện và phối hợp với Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tránh việc tổ chức mang tính hình thức hoặc theo lối mòn cũ gây nhàm chán. Việc biên soạn tài

liệu phải ngắn gọn, nội dung phải súc tích, chính xác. Đẩy nhanh việc xây dựng tủ sách pháp luật theo phương châm xã hội hóa công tác xây dựng tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh, tổ chức tủ sách pháp luật ngay trong các cụm tuyến dân cư, đổi mới đa dạng các loại hình tủ sách pháp luật để người dân và các hòa giải viên có thể dễ dàng tiếp cận.

Bốn là, các hòa giải viên ngoài việc được bồi dưỡng các kiến thức pháp luật, tập huấn các kỹ năng nghiệp vụ hòa giải thì cũng cần được nghe triển khai nội dung đường lối, chính sách của Đảng có liên quan. Việc triển khai phải đúng phương pháp, phù hợp với từng đối tượng và có chọn lọc những nội dung cần thiết sao cho dễ hiểu, dễ thực hiện.

Năm là, đối với nhân dân, có nhiều phương pháp để đưa pháp luật đến với người dân thông qua báo chí, đài truyền thanh huyện, xã, tủ sách pháp luật, việc xét xử lưu động của Tòa án, họp tổ dân phố, tuyên truyền của đội ngũ cán bộ ở cơ sở... Phải đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục, pháp luật phù hợp với đặc thù địa phương.

Sáu là, việc tuyên truyền quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về hòa giải ở cơ sở không chỉ được thực hiện một lần mà phải làm đi làm lại thường xuyên, liên tục; có thể lồng ghép với các hoạt động khác diễn ra ở địa phương như cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn kết với việc phát huy dân chủ ở cơ sở, với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” có như thế mới làm chuyển biến thật sự trong suy nghĩ và hành động của mỗi người.

Trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và nắm vững nội dung các văn bản pháp luật của nhà nước về hòa giải ở cơ sở, các chủ thể thực hiện pháp luật sẽ có sự quan tâm đúng mức và xác định công tác hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, từ đó đề ra chương trình hành động cụ thể trong tình hình mới phù hợp với thực tế từng địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)