Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 66 - 69)

2.1. Những đặc điểm của huyện Hoài Đức có tác động đến thực

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

- Về kinh tế

Hoài Đức là huyện nằm trong quy hoạch phát triển. Từ trước đến nay, huyện đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú như ghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim Chung… Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với lợi thế là nằm trong khu tam giác trọng điểm phía Bắc, lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi và hiện đại nối với vùng trung tâm Hà Nội cũng như toả đi các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung nên Hoài Đức là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức duy trì tăng trưởng, phát triển ổn định, toàn diện. Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện Hoài Đức năm 2016 các chỉ tiêu pháp lệnh đều đạt

và vượt kế hoạch thành phố giao. Tổng giá trị sản xuất thực hiện 15.664 tỷ đồng đạt 100,7% kế hoạch, tăng 10,1% so với năm 2015. Trong đó giá trị công nghiệp – xây dựng 7.480 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch tăng 9,3% so với năm 2015; Thương mại – Dịch vụ 6.995 tỷ đồng bằng 100,6% tăng 12,6% so với năm 2015; Nông nghiệp 1.189 tỷ đồng, đạt 100,2% tăng 1,6 so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp – xây dựng 45,84%; Thương mại - Dịch vụ: 47,24%; Nông nghiệp: 6,93%

Xác định rõ lợi thế và vị trí của mình nên trong thời gian tới, huyện Hoài Đức đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, để từng bước đưa huyện trở thành một trung tâm kinh tế của Hà Nội.

Về công nghiệp, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn nên huyện đã chủ trương khai thác tiềm năng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân... Để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trên, huyện đã tiến hành quy hoạch 15 cụm điểm công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trung.

Về thương mại và dịch vụ, huyện đã chủ trương tổ chức lại hệ thống lưu thông hàng hoá và các tổ chức thương mại - dịch vụ, xây dựng các chợ nông thôn, các trung tâm mua bán và cải tạo sông Đáy để phát triển các loại hình du lịch.

Về nông nghiệp, huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trên địa bàn. Theo đó, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng như vùng trồng cây ăn quả ở ven sông Đáy và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, vùng rau sạch…

giao thông trọng điểm, cải tạo các nút giao thông, hệ thống thoát nước được xây dựng, hiện đại hóa, đồng bộ bảo đảm chất lượng và tiến độ, làm bộ mặt đô thị huyện thay đổi rõ rệt, ngày càng khang trang, hiện đại, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

- Về văn hóa - xã hội:

Văn hoá - Xã hội tiếp tục phát triển; an sinh, chính sách xã hội được quan tâm đảm bảo, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng gắn với“Cuộc vận động xây dụng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Năm 2016 số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa chiếm 85,4%; 112/130 làng văn hóa chiếm tỉ lệ 86,1%; cơ quan, đơn vị văn hóa 115 cơ quan đạt chuẩn, đạt 100% kế hoạch năm; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mí 13 xã (đạt 100% kế hoạch năm). Huyện cũng chú trọng đầu tư phát huy các môn thể thao thành tích cao, có ưu thể, đạt thành tích tốt trong thi đấu cấp Thành phố, Quốc gia đạt trên 105 huy chương các loại (trong đó cấp thành phố đạt 24 HCV, 9 HCV toàn quốc và 01 HCB quốc tế)

Giáo dục, đào tạo phát triển cá quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được chuẩn hóa, trình độ ngày càng được nâng lên. Ngành giáo dục Huyện nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc, dẫn đầu trong phong trào giáo viên giỏi, học sinh giỏi của Thành phố. Hằng năm có 100% học sinh bậc tiểu học hoàn thành chương trình, 99,71% học sinh bậc THCS tốt nghiệp. Đến nay 100% xã, thị trấn trên địa bàn Huyện đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và Trung học. Huyện có 45/77 trường đạt trường chuẩn Quốc gia. 100% các xã, thị trấn xây dụng được trung tâm học tập cộng đồng với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực góp phần định hướng, khích lệ tinh thần học tập của mọi tầng lớp nhân dân.

Các vấn đề xã hội được quan tâm thường xuyên, đảm bảo thực hiện đúng quy định, thiết thực, hiệu quả. Các chế độ, chính sách được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng chế độ. Năm 2016, huyện đã cấp 9.054 xuất quà đến

đối tượng chính sách, người có công, chính sách xã hội với số tiền trên 2.840 triệu đồng nhân dịp Tết nguyên đán; thực hiện cấp cho 10.975 đối tượng bảo trợ xã hội, hộ cận nghèo, hộ nghèo.. tổ chức chi trả 70 tỷ đồng cho các đối tượng cói công và xã hội. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân đạo, từ thiện, ủng hộ các địa phương bị thiên tai được các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia tích cực. Huyện đã vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 822 triệu đồng; “Quỹ bảo trợ trẻ em” được 148 triệu đồng.

Công tác giải quyết việc làm cho người lao động, xoá nghèo có nhiều cố gắng; triển khai tốt các hoạt động vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Năm 2016 đã tổ chức 15 lớp sơ cấp nghề cho 452 học viên là lao động nông thôn, phối hợp với tổ chức thành công Phiên giao dịch việc làm lưu động và khai trương điểm giao dịch việc làm vệ tinh thu hút sự tham gia của 47 doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn với nhu cầu tuyển dụng là 1.629 lao động.

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các chương trình, mục tiêu Quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em được triển khai tích cực, có nhiều tiến bộ. Mạng lưới, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành y tế trên địa bàn được quan tâm đầu tư. Các TCCS đảng khối Bệnh viện được quan tâm chỉ đạo sát sao không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đến nay có 16/20 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế (đạt 80%).

Từ những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội nêu trên đã tác động đến công tác hòa giải ở cơ sở của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)