Đảm bảo các điều kiện vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 112 - 114)

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên

3.2.4. Đảm bảo các điều kiện vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở

Để pháp luật được bảo đảm thực hiện trong cuộc sống đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất nhất định. Trên thực tế nhiều văn bản pháp luật muốn được thực hiện trong đời sống xã hội đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức người và những trang bị vật chất, kỹ thuật khác. Pháp luật về hòa giải ở cơ sở cũng nằm trong trường hợp trên. Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ của toàn dân, của toàn hệ thống chính trị mà trực tiếp, thường xuyên là tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên. Họ là người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở. Hòa giải mang lại hiệu quả rất lớn trong việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần củng cố tình đoàn kết, thân ái trong nhân dân. Điều đó cũng có nghĩa, để có được những kết quả tích cực đó, hòa giải viên phải dày công nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, sự việc, dùng những lời lẽ tình cảm chân thành, đạo lý để khuyên nhủ các bên tranh chấp, mặt khác phải giải thích, phân tích những quy định của pháp luật để cho các bên tranh chấp hiểu được việc làm sai trái của mình. Họ phải mất rất nhiều công sức, thời gian, thậm chí có khi nguy hiểm đến sức khỏe, danh dự của người hòa giải. Tuy nhiên việc đầu tư về kinh phí,và trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt của Tổ hòa giải và các hòa giải viên hiện nay còn rất hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí, lòng nhiệt tình của các hòa giải viên và chất lượng của các vụ việc hòa giải.

thành là khá thấp là 200.000 đồng. Số tiền nhận được ở mỗi vụ hòa giải thành cộng chi tài liệu, văn phòng phẩm, sổ sách phục vụ công tác hòa giải là 100.000 đồng/tổ/tháng nếu chia đều ra cho các thành viên tham gia hòa giải thì số tiền mỗi người nhận được cũng hết sức khiêm tốn phần nào ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng hòa giải của mỗi hòa giải viên. Vì trên thực tế để tiến hành hòa giải một vụ tranh chấp, mâu thuẫn phải tổ chức ít nhất là 2 lần (rất ít vụ việc được giải quyết ngay trong lần hòa giải đầu tiên), cộng thêm chi phí đi lại, xác minh vụ việc… Riêng đối với các vụ hòa giải không thành hòa giải viên còn bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn, mà việc hòa giải không thành là ngoài ý muốn của công tác hòa giải ở cơ sở, nhưng chi phí được hỗ trợ cũng không bù đắp được công sức đã bỏ ra của họ. Thông thường các tổ hòa giải sau khi hoàn tất hồ sơ các vụ hòa giải thành không nhận tiền ngay mà dồn để nhận vào cuối tháng kèm với báo cáo tổng kết công tác hoạt động trong tháng. Do đó, kinh phí hàng tháng cũng không cố định, tháng trước gối đầu cho tháng sau, nếu cần chi đột xuất thì thường hòa giải viên phải tự bỏ tiền túi sau đó mới làm thủ tục thanh toán lại với cấp xã. Vì thế cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở, bảo đảm kinh phí tối thiểu cho hoạt động hòa giải như: kinh phí cho công tác tổng kết, học tập, trao đổi kinh nghiệm, văn phòng phẩm, tài liệu nghiệp vụ, chi phí đi lại…

* Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở

Một là, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, huy động nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; xây dựng, ban hành các quy định về chế độ đãi ngộ đối với tổ viên Tổ hòa giải ở cơ sở.

Hai là, Ủy ban nhân dân thành phố cần hướng dẫn, chỉ đạo các huyện nghèo lập và sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí dành cho các hoạt động

hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020.

Ba là, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hướng dẫn xây dựng, kiểm tra việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT- BTC-BTP ngày 30/7/2014 của liên Bộ Tài chính và Tư pháp về việc hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Rà soát các quy định về sử dụng kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở để sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)