Thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 69 - 73)

nước ngoài bằng trọng tài

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài là quá trình từ khi các bên có đơn kiện ra trọng tài cho đến khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết.

Các tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp trong lĩnh vực FDI nói riêng đều trải qua trình tự, thủ tục giải quyết tại trọng tài như sau:

Hình 2.1. Trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài

Trình tự giải quyết tại trọng tài được sơ đồ hoá như trên. Bên cạnh đó là những yếu tố quan trọng như thoả thuận trọng tài - điều kiện cần để thụ lý giải quyết tranh chấp, chỉ định trọng tài viên, địa điểm, ngôn ngữ tiến hành trọng tài viên, thu thập chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…

Như chương I đã phân tích, xét về bản chất pháp lý thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là tôn trọng ý chí tối cao của các bên đương sự.

Khi đưa ra đơn yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình bên nguyên đơn phải gửi kèm theo một văn bản thoả thuận trọng tài. Mọi trường

Đơn kiện Thụ lý Thành lập Hội đồng trọng tài Chuẩn bị phiờn họp Đỡnh chỉ giải quyết vụ tranh chấp Hũa giải thành Phiờn họp giải quyết

vụ tranh chấp

Quyết định cụng nhận hũa giải

thành

hợp, nếu không có thoả thuận trọng tài thì coi như trọng tài không có thẩm quyền giải quyết. Trong trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thoả thuận trọng tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó là nội dung đầu tiên trong trình trự, thủ tục trọng tài. Nếu không có một thoả thuận trọng tài thì sẽ không thể có những nội dung tiếp sau của trình tự, thủ tục trọng tài. Có thể nói, khi các bên đi đến một thoả thuận trọng tài là các bên đã đặt nền móng, tạo cơ sở cho quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài.

Theo Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế tại khoản 2 Điều 3 quy định: “Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ nhận đơn yêu cầu giải quyết các tranh chấp kinh tế…, nếu trước hoặc sau khi tranh chấp, các bên có thoả thuận bằng văn bản về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm trọng tài kinh tế đó”.

Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 đã quy định thoả thuận trọng tài phải bằng văn bản là phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng những hình thức nào được coi là văn bản thì Nghị định số 116/CP chưa quy định được. Hơn nữa, vấn đề quan trọng là việc công nhận và bảo đảm hiệu lực của một thoả thuận trọng tài là hết sức cần thiết. Nếu các bên đã thoả thuận trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện thoả thuận đó. Khi một trong các bên không thực hiện nhiệm vụ này thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án buộc bên cùng thoả thuận với mình phải chấp hành thoả thuận trọng tài. Trong mọi trường hợp, các bên không thể đưa ngay vụ việc ra Toà án yêu cầu giải quyết nếu đang tồn tại một thoả thuận trọng tài có hiệu lực. Hay nói cách khách, Toà án pải từ chối thụ lý nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài, trừ trường hợp thoả thuận này vô hiệu. Nghị định số 116/CP còn thiếu những quy định về vấn đề này.

Tuy vậy, nó được quy định một cách gián tiếp trong khoản 5 Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế như sau: “Toà án trả lại đơn

kiện trong trường hợp sự việc đã được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài”.

Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã khắc phục những bất cập trên bằng cách quy định trực tiếp vào pháp lệnh về thoả thuận trọng tài (Chương II của Pháp lệnh Trọng tài thương mại) và Điều 5 về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trong trường hợp có thoả thuận trọng tài. Các hình thức thoả thuận bằng văn bản như qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử.

Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 đã có những bước tiến bộ hơn khi quy định về thoả thuận trọng tài bằng văn bản theo Điều 16:

“Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài

1. Thoả thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.

2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thoả thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Thoả thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

c) Thoả thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thoả thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Trong Điều lệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có quy định về điều khoản giải quyết tranh chấp, trong đó thoả thuận giải quyết tranh

chấp tại trọng tài. Những hình thức thoả thuận trọng tài trên đều được thừa nhận là văn bản và được trọng tài chấp nhận.

Trong một số điều ước quốc tế về đầu tư (khuyến khích và bảo hộ đầu tư) mà Việt Nam tham gia có quy định về việc giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài nào đó thì các bên tranh chấp có thể coi đây là thoả thuận trọng tài bằng văn bản được không và buộc phải giải quyết tại trung tâm trọng tài đó? Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không quy định trường hợp này.

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến vào bảo hộ đầu tư có đưa ra một số trung tâm trọng tài mà các bên có thể giải quyết tranh chấp (tương tự như ISCID). Tuy nhiên để giải quyết cụ thể tại trung tâm trọng tài cụ thể nào thì các bên tranh chấp phải có thoả thuận bằng văn bản hoặc trong hợp đồng đầu tư.

Để đảm bảo cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài thì một trong những nội dung quan trọng của thoả thuận trọng tài là các bên cần lựa chọn trọng tài sẽ được áp dụng là trọng tài vụ việc (trọng tài ad- hoc) hay trọng tài thường trực (các trung tâm trọng tài). Ở hình thức trọng tài ad-hoc các bên tự xây dựng trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật hoặc có thể chấp nhận một hệ thống quy định mẫu về trọng tài đã có sẵn. Ở hình thức trọng tài thường trực thì các bên tuân theo Quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)