pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài
a) Về xây dựng, hoàn thiện thể chế về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng phương thức trọng tài
Thứ nhất, cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Cho đến nay, mới chỉ có Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại được ban hành là chậm, trong khi còn nhiều nội dung trong Luật cần được hướng dẫn thi hành. Từ thực tiễn hoạt động trọng tài, đề nghị nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn sau đây:
- Trung tâm Trọng tài thương mại là tổ chức phi Chính phủ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Do vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho Trung tâm Trọng
tài nói riêng, các tổ chức phi Chính phủ nói chung hoạt động hiệu quả, bền vững cần nghiên cứu, ban hành Luật về hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ.
- Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Hội đồng trọng tài được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên bị áp dụng mà còn liên quan đến chủ thể khác (liênngân hàng trong biện pháp phong toả tài khoản của người có nghĩa vụ). Chính vì vậy, Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng trọng tài trong quá trình áp dụng.
- Theo chúng tôi, Bộ Tư pháp cần ban hành theo thẩm quyền Thông tư hoặc phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ về điều kiện và tiêu chuẩn được thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện của trọng tài ở nước ngoài.
- Toà án nhân dân tối cao cần sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại nhằm tạo ra cách hiểu và áp dụng thống nhất một số quy định của Luật Trọng tài thương mại, góp phần tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên trong hoạt động nghề nghiệp. Nghị quyết hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao liên quan đến các nội dung hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động trọng tài như xem xét thoả thuận trọng tài, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, huỷ quyết định trọng tài.
Thứ hai, Luật Đầu tư năm 2005 ra đời là văn bản pháp lý quan trọng tạo môi trường đầu tư thống nhất, thông thoáng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện có một số quy định trong Luật Đầu tư còn chưa phù hợp và chưa được hiểu thống nhất. Hơn nữa, Luật Trọng tài thương
mại năm 2010 vừa mới có hiệu lực pháp luật vẫn còn tồn tại những quy định gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình giải quyết tranh chấp, cụ thể là:
- Khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài” trong Luật Đầu tư 2005 và các Nghị định hướng dẫn thi hành chưa rõ ràng. Từ đây, phát sinh hệ luỵ pháp lý về tư cách của các doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sẽ được coi là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp FDI? Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, nếu coi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là “nhà đầu tư nước ngoài” thì có được coi là có yếu tố nước ngoài không? ảnh hưởng đến vấn đề lựa chọn luật áp dụng giải quyết quan hệ hợp đồng, ngôn ngữ… Theo chúng tôi, nên quy định “nhà đầu tư nước ngoài” là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp) để đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã làm ảnh hưởng đến quyền của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được Luật Đầu tư đảm bảo. Trọng tài thương mại cho phép các bên trong tranh chấp có yếu tố nước ngoài được lựa chọn quy tắc tố tụng khác, pháp luật áp dụng, trọng tài viên nước ngoài, ngôn ngữ trọng tài, địa điểm giải quyết vụ tranh chấp…Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được coi là các chủ thể có yếu tố nước ngoài vì đây là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Việc giải quyết tranh chấp về đầu tư bằng trọng tài cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, Luật Trọng tài thương mại làm ảnh hưởng tới quyền chọn hình thức và địa điểm giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Luật Đầu tư bảo đảm.
Thứ ba, hiện nay, Việt Nam chưa phải là quốc gia thành viên của Công ước ICSID. Do vậy, việc giải quyết tranh chấp về đầu tư theo một số Điều
ước quốc tế sẽ gặp khó khăn, trở ngại do các Điều ước quốc tế này dẫn chiếu việc áp dụng Công ước ICSID khi giải quyết tranh chấp về đầu tư, như là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư quốc tế giữa Nhà nước và công dân của Nhà nước khác, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, chúng tôi kiến nghị Nhà nước ta nên xúc tiến kế hoạch gia nhập Công ước ICSID.
b) Về cơ chế hỗ trợ thông tin, pháp lý, bồi dưỡng lý luận, nâng cao năng lực từ phía Nhà nước đối với các tổ chức phi Chính phủ, trong đó có tổ chức trọng tài thương mại
Thứ nhất, cần có cơ chế hỗ trợ thông tin, pháp lý, bồi dưỡng lý luận, nâng cao năng lực từ phía Nhà nước đối với các tổ chức phi Chính phủ, trong đó có trọng tài thương mại. Đây là một giải pháp quan trọng. Nếu có sự hỗ trợ thích đáng thì trọng tài thương mại có thể phát huy mạnh được chức năng và vai trò của mình. Ở các nước trên thế giới, người ta chỉ giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài là chủ yếu, giải quyết qua toà án chiếm một tỷ lệ không lớn. Trong khi đó ở nước ta số lượng các vụ việc được giải quyết tại các tổ chức trọng tài rất hạn chế. Qua khảo sát thực tế, ở nước ta các tổ chức phi Chính phủ chưa được các cơ quan, xã hội đánh giá đúng “tầm”… Có một thực trạng là các tổ chức phi Chính phủ chưa được tiếp cận nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước. Ví dụ, nhiều người làm việc trong các tổ chức dân sự hiện nay nguyên là cán bộ, đảng viên lâu năm không có cơ hội đào tạo, bồi dưỡng tại các trường như: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh… Do vậy, chưa tạo điều kiện cho những người công tác tại các tổ chức này nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, qua đó này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Nếu Nhà nước không có sự hỗ trợ đúng
mức thì các tổ chức phi Chính phủ, trong đó có trọng tài thương mại không thể phát huy hết vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng của mình.
Chính vì vậy, cần có cơ chế tạo điều kiện cho những người công tác tại các tổ chức phi Chính phủ của Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết về chính sách, pháp luật, lý luận phục vụ công việc của họ.
Thứ hai, bên cạnh đó, việc tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp chưa thực sự có hiệu quả; hình thức và phương pháp thực hiện chưa khoa học; phạm vi và hình thức tham gia còn hạn hẹp, chưa được mở rộng cho tương xứng và phù hợp với vai trò, chức năng của tổ chức và với chủ trương thực hiện xã hội hoá hoạt động xây dựng pháp luật, một số dự án, dự thảo sau khi được Chính phủ thảo luận thì mới nhận được phản ứng từ phía dư luận xã hội. Hiện nay hình thức chủ yếu để tham gia ý kiến là góp ý cho dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chưa mở rộng ra các hình thức như tham gia soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, nhất là chưa chủ trì soạn thảo theo phương thức đấu thầu…Do vậy, các tổ chức phi Chính phủ nói chung, trọng tài thương mại nói riêng ít có điều kiện tiếp cận sớm với thông tin, chính sách, pháp luật trong quá trình soạn thảo.
c) Tăng cường sự giám sát của Quốc hội đối với việc huỷ quyết định trọng tài, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài sao cho việc huỷ quyết định của trọng tài là hãn hữu, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt và rõ ràng theo quy định của pháp luật. Giám sát là một trong ba chức năng quan trọng của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quyết định trọng tài. Sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội đối với các quyết định của Toà án liên quan đến trọng tài góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Toà án, giảm nguy cơ huỷ phán quyết trọng tài.
d) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trọng tài thương mại và pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trọng tài thương mại và pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó tập trung vào Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại, chú trọng nâng cao vai trò của trọng tài viên và những ưu thế của việc sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp; Luật Đầu tư năm 2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao nhận thức của cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước liên quan và xã hội về vai trò của trọng tài thương mại và pháp luật trọng tài thương mại về giải quyết tranh chấp thương mại nói chung, tranh chấp về đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
Hình thức tuyên truyền, phổ biến cần lựa chọn phù hợp với đối tượng, địa bàn như: tổ chức hội thảo, toạ đàm, tập huấn về kiến thức pháp luật về trọng tài thương mại và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài; xây dựng các chuyên mục, diễn đàn trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền dưới nhiều hình thức: Tờ gấp, sách hỏi đáp, sách pháp luật bỏ túi, sách chuyên khảo…; duy trì và phát triển các trang Web để giới doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận, chia sẻ thông tin về lĩnh vực pháp luật này.
đ) Bên cạnh việc thu hút, tăng cường số lượng các vụ giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài, cần tăng cường số lượng các tổ chức trọng tài thương mại. Thực tiễn hiện nay, mạng lưới trọng tài của chúng ta quá thưa thớt, chỉ có. Đến thời điểm hiện nay, các trung tâm trọng tài thương mại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay với 07 trung tâm. Do vậy, trong tương lai cần từng bước thành lập thêm các trung tâm trọng tài nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, cần thành lập Hiệp hội trọng tài với tư cách là
tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các trọng tài viên và Trung tâm trọng tài cả nước có chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trọng tài viên, giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng hành nghề cho trọng tài viên; trao đổi, tổng kết kinh nghiệm hoạt động trọng tài trong cả nước; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về trọng tài.
Việc thành lập Hiệp hội trọng tài sẽ nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức trọng tài trong xã hội cũng như giải quyết cách tranh chấp thương mại nói chung, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài nói riêng.
e) Về hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động trọng tài
Ở nước ta trọng tài là một nghề còn rất mới mẻ, do vậy, để giúp trọng tài tăng cường nguồn lực hoạt động, Nhà nước cần hỗ trợ phát triển hoạt động trọng tài, nhất là đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho trọng tài viên. Bộ Tư pháp cần khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án nâng cao năng lực đội ngũ trọng tài viên. Hàng năm, Chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về trọng tài nên dành một khoản kinh phí hỗ trợ đào tạo trọng tài. Bên cạnh đó, các Trung tâm trọng tài cần tranh thủ các nguồn lực trong nước và quốc tế theo hướng xã hội hoá để triển khai các biện pháp tăng cường năng lực cho trọng tài viên và kiện toàn tổ chức, cán bộ của Trung tâm thông qua các lớp tập huấn; biên soạn, phát hành các sách nguồn về kỹ năng giải quyết tranh chấp của trọng tài viên.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào nước ta trong nhiều lĩnh vực. Cùng với việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì những tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn cả về tính chất cũng như quy mô. Để có sự phân tích, đánh giá về pháp luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả, khoa học, luận văn đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài; các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời xác định ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Theo đó tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài có rất nhiều ưu điểm là tạo cho các bên cơ hội lựa chọn một diễn đàn "trung lập" để giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên để xét xử; quyết định trọng tài có tính cưỡng chế thi hành. Quyết định trọng tài có tính chung thẩm. Việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài bảo đảm cho các bên giữ được bí mật kinh doanh cũng như uy tín trên thương trường. Việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng trọng tài bảo đảm tính linh hoạt và tiết kiệm thời gian cho các bên.
Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài đang từng bước được hoàn thiện mà nổi bật là Luật Trọng tài thương mại năm 2010; khắc phục được những bất cập của pháp luật về lĩnh vực này trước đây, đồng thời có nhiều nội dung tiệm cận với pháp luật và