ASEAN Investiment Area-AIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 37 - 38)

nhuận về nước của nhà đầu tư, thế quyền, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của hiệp định.

Từ những năm 90, tình hình quốc tế và khu vực Đông Nam Á có nhiều thay đổi, quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra nhanh đã kéo theo các hoạt động đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên về quy mô và số lượng, vốn đầu tư nước ngoài trở thành một trong những nhân tố chiến lược cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Nhằm tăng cường tính hấp dẫn và thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh về đầu tư cho toàn khu vực, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 (tháng 12/1995) đã nhất trí thông qua: Chương trình hành động ASEAN về hợp tác và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong phạm vi ASEAN và sáng kiến thành lập Khu vực thương mại đầu tư ASEAN. Ngày 7/10/1998, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 30 tại Manila, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đã được ký kết và lập ra Khu vực đầu tư ASEAN. Hiệp định này có hiệu lực ngày 21/6/1999 với mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, tự do, minh bạch, so với IGA, AIA tiếp tục đưa ra các thỏa thuận nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi hóa và hài hòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được thực hiện trong ASEAN; loại trừ danh mục đầu tư và bổ sung điều khoản về áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối hệ quốc, bảo hộ đầu tư.

Có thể nói rằng hai hiệp định AIGA và AIA đã có những tác động tích cực và quan trọng trong thúc đẩy FDI ở ASEAN, ví dụ dòng FDI từ bên ngoài đầu tư vào khu vực tăng từ 460 triệu USD năm 1970 đến 34,099 triệu USD vào năm 1997. Đặc biệt năm 2007, khi các nền kinh tế ASEAN phải đối mặt với nhiều khó khăn mang tính toàn cầu, dòng FDI nội khối của ASEAN vẫn tăng mạnh mẽ so với dự đoán tới 74,395 triệu USD1.

Mặc dù AIA đã tạo ra một thị trường tự do hơn để thu hút FDI nhưng hiệp định này vẫn chưa đủ cạnh tranh để hấp các nhà đầu tư nước ngoài vào ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)