Có thể thấy, đối với các nước thuộc nhóm 2, Luật Đầu tư hầu như chỉ tập trung vào việc cam kết bảo hộ và định hướng hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn, sản phẩm mà nước nhận đầu tư mong muốn.
Nhóm 3, gồm các quốc gia còn lại1, thường những quốc gia này không có một luật riêng biệt về đầu tư (ví dụ : Vương quốc Anh2[28], Thái Lan3[29]) hoặc chỉ quy định về các hoạt động sáp nhập, mua lại hoặc đầu tư thông qua thị trường chứng khoán (Ví dụ: Nhật4[30], Australia5[31], Hoa Kỳ6[32]).
Như vậy, nếu xét về nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư nước ngoài, có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm quốc gia. Nội dung của pháp luật về đầu tư thường được thiết kế phù hợp với mục tiêu quản lý, trình độ quản lý và đặc thù của hệ thống pháp luật từng quốc gia.
1.6.2. Pháp luật một số quốc gia về quản lý hoạt động đầu tư
Pháp luật Thái Lan về quản lý hoạt động đầu tư: Pháp luật Thái Lan quy
định một số biện pháp thu hút đầu tư vào thị trường Thái Lan, ví dụ như khuyến khích bằng thuế; khuyến khích không bằng thuế; và biện pháp bảo đảm đầu tư (tức là nhà nước sẽ không quốc hữu hóa các tài sản của Nhà đầu tư, không thực hiện những hoạt động cạnh tranh với các hoạt động của nhà đầu tư).
Nhà nước sẽ không độc quyền bán các sản phẩm tương tự như sản phẩm của nhà đầu tư, không buộc nhà đầu tư phải điều chỉnh giá bán các sản phẩm của mình. Luật doanh nghiệp nước ngoài Thái Lan năm 1999 có hiệu lực từ 04/03/2000 đã quy định rằng người nước ngoài được quy định trong luật, như là một cá nhân nước ngoài, một công ty nước ngoài, hoặc đa số vốn nước ngoài tại Công ty Thái Lan (từ 50% vốn trở lên) hoặc một công ty mà người quản lý đa số là người nước ngoài.
Pháp luật Thái Lan hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong 43 ngành hoạt động kinh doanh, được phân thành ba nhóm: Nhóm 1, các doanh nghiệp mà người nước ngoài không được phép đầu tư; Nhóm 2, các doanh nghiệp liên
1 Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2014