Luật Đấu thầu năm 201đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 62 - 67)

Quy định đối với dự án sử dụng đất thông qua đấu giá đất, đấu thầu dự án, quyết định chủ trương đầu tư, các quy định của Luật đầu tư, Luật đất đai và Luật đấu thầu không tương thích. Luật đất đai chỉ quy định các trường hợp phải áp dụng hoặc không áp dụng đấu giá quyền sử dụng đất; Luật đấu thầu chỉ quy định các trường hợp phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất; Luật đầu tư chỉ quy định các trường hợp quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, khi xem xét dự án, cơ quan nhà nước ở địa phương gặp khó khăn khi quyết định áp dụng hình thức nào trong các hình thức đấu giá, đấu thầu hay quyết định chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, còn một số quy định không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, ví dụ: theo Luật đầu tư 2014, quy định giãn tiến độ đầu tư chỉ áp dụng đối với dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư và việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó, đối với các dự án đã thực hiện đầu tư thuộc trường hợp không cần phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (theo khoản 1 điều 74 Luật đầu tư 2014, thì giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư được cấp trước ngày Luật đầu tư 2014 có hiệu lực thi hành (theo khoản 2 điều 45 Luật đầu tư năm 2005) được xem như giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nay nhà đầu tư có yêu cầu giãn tiến độ đầu tư hoặc điều chỉnh dự án đầu tư thì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư lại không có cơ sở pháp lý thực hiện.

Bên cạnh đó, quy định về giãn tiến độ đầu tư không được hướng dẫn cụ thể trong Luật đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành dẫn tới việc áp dụng quy định tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư theo khoản 3 điều 46 Luật đầu tư 2014 còn nhiều vướng mắc, bất cập, không thống nhất. Cụ thể là, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện 01 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà đầu tư thực hiện 02 đến 03 lần (thậm chí nhiều hơn 03 lần) giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng. Hơn nữa, thời gian giãn tiến độ 24 tháng đối với một dự án đầu tư trên lý thuyết là tương đối dài, song

trên thực tiễn công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… của nhiều dự án phải kéo dài đến hơn 24 tháng, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Do vậy, quy định về giãn tiến độ đầu tư như trên là chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, làm giảm hiệu quả dự án đầu tư. Khoản 1 Điều 62 Nghị định số 118/2015/NĐ – CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định về trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực thi hành, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 33 Nghị định này tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy, khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương… còn giá trị pháp lý hay không và nếu còn thì được sử dụng như thế nào; nếu không còn giá trị pháp lý thì có bị thu hồi không và cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền thu hồi ? Thực tế hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hay hướng dẫn cụ thể các vấn đề này.

2.2. Vai trò của pháp luật và chính sách của nhà nước trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Về vai trò của pháp luật

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cần tới nhiều công cụ và thể chế khác nhau, trong đó hệ thống pháp luật luôn đóng một vai trò quan trọng nhất định. Nói cách khác, nếu để đầu tư diễn ra thiếu kế hoạch, mục đích và kém kiểm soát, cũng có một phần lỗi của thể chế, trong đó có pháp luật. Như vậy, nâng cao vai trò của pháp luật để quản lý và giám sát tốt hơn trong lĩnh vực đầu tư là việc làm có nhiều ý nghĩa. Để kiểm soát đầu tư cần tới cả hệ thống pháp luật, với sự can thiệp của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, chứ không chỉ bằng một đạo luật riêng biệt. Ví dụ: Luật đầu tư năm 2014, mặc dù có vai trò rất quan trọng, song pháp luật cũng có giới hạn của nó, những vấn đề cần được giải quyết bằng ý thức hệ, nhận thức chính

trị hay các tương quan quyền lực khó có thể giải quyết bằng công cụ pháp luật. Đầu tư gắn liền với lợi ích của nhà đầu tư, vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế.

Về chính sách của Nhà nước đối với nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam luôn coi trọng và khuyến khích hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Chính sách của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi đối với hoạt động đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Ví dụ tại điều 5 Luật đầu tư năm 2014 đã quy định chính sách về đầu tư kinh doanh: nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, tại Việt Nam, dù nhà đầu tư có đầu tư ở lĩnh vực, ngành nghề, địa điểm nào, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều được Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tư. Việt Nam luôn nhất quán thực hiện các cam kết đối với hoạt động đầu tư, coi kinh tế có yếu tố nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân.

Để thể hiện chính sách về bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện sự minh bạch, nhất quán trong chính sách đầu tư cũng như để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh, Việt Nam quy định tại Luật đầu tư năm 2014 về các

biện pháp bảo đảm đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể như sau:

Một là, về bảo đảm về vốn và tài sản: Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.

Quy định nói trên là bảo đảm quan trọng nhất đối với hoạt động đầu tư vì về bản chất đầu tư là lợi ích, tức là bỏ vốn để thu về lợi nhuận. Bảo đảm thể hiện việc tôn trọng quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức nói chung, nhà đầu tư nói riêng và thể hiện sự bình đẳng và chính sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam.

Hai là, về bảo đảm chuyển vốn, tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài: Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản như vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. Việc chuyển ra nước ngoài các tài sản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.

Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đây là bảo đảm quan trọng vì hoạt động đầu tư là nhằm mục đích thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, việc giải quyết thủ tục thực hiện nhanh hay chậm có liên quan đến vấn đề thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể ít nhiều ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước.

Ba là, về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm đặc biệt vì có liên qua đến nền kinh tế tri thức với các sáng tạo trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người.

Bốn là, về mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại: Theo các quy

định đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập là thành viên, Việt Nam luôn bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài về mở cửa thị trường và đầu tư liên quan đến thương mại. Cụ thể: mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết; không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu như ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.

Khi Việt Nam gia nhập WTO1[11] và gia nhập các điều ước đa phương quốc tế khác đã đưa ra các cam kết quốc tế, ví dụ như cam kết việc mở cửa thị trường đầu tư và thương mại. Về nguyên tắc, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết. Để triển khai cam kết khi Việt Nam khi gia nhập WTO, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định khác nhau, ví dụ Nghị định số 58/2012/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung đã chốt hai mô hình tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là: được mua cổ phần, góp vốn để sở hữu 49% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán (Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ) trong nước hoặc mua, thành lập mới tổ chức kinh doanh chứng khoán sở hữu 100% vốn nước ngoài. Trong đó, đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)