Điều 17 ASEAN Investment Agreement

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 43 - 46)

ICSID là một tổ chức quốc tế độc lập được thành lập theo Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác (gọi tắt là Công ước ICSID). Công ước ICSID được soạn thảo bởi các Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới (WB) và được họ đệ trình vào ngày 18/3/1965 cho các quốc gia thành viên của WB để xem xét với mục đích ký kết và phê chuẩn. Công ước ICSID có hiệu lực ngày 14/10/1966.

ICSID đặt tại trụ sở chính của WB, có quan hệ chặt chẽ với WB. Tất cả các thành viên của ICSID cũng đồng thời là thành viên của WB. Cơ cấu tổ chức của ICSID bao gồm: Hội đồng điều hành, Ban thư ký, Uỷ ban hoà giải viên và Uỷ ban Trọng tài viên. Chủ tịch của WB đương nhiên giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng điều hành, nhưng không được quyền biểu quyết. Mỗi quốc gia phê chuẩn Công ước được cử một thành viên tham gia Hội đồng điều hành. Thống đốc Ngân hàng Trung ương của mỗi nước là đại diện của nước đó giữ vị trí chính thức trong Hội đồng điều hành của ICSID (trừ khi Chính phủ có quy định khác). Tất cả các vấn đề được đưa ra trước Hội đồng điều hành sẽ được quyết định theo đa số phiếu, mỗi thành viên Hội đồng điều hành được quyền có một phiếu biểu quyết.

Dưới Hội đồng điều hành là Ban thư ký, Ban thư ký của ICSID gồm một Tổng thư ký, một hoặc nhiều Phó Tổng thư ký và các nhân viên. Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký phải do Chủ tịch Hội đồng điều hành đề cử và được 2/3 tổng số thành viên Hội đồng điều hành biểu quyết lựa chọn. Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký có nhiệm kỳ không quá 6 năm và có thể được bầu lại. Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký không được thực hiện bất kỳ hoạt động chính trị nào, không được tham gia bất kỳ quan hệ lao động nào khác hoặc làm bất kỳ nghề nào khác trừ khi được Hội đồng điều hành chấp thuận. Tổng thư ký là người đại diện hợp pháp, là người lãnh đạo ICSID và chịu trách nhiệm đối với hoạt động quản lý, kể cả việc bổ nhiệm nhân viên. Đồng thời, Tổng thư ký còn thực hiện chức năng đăng ký đề nghị Trọng tài, có quyền chứng thực các phán quyết Trọng tài và xác nhận bản sao của các phán quyết đó.

Ngoài Hội đồng điều hành và Ban Thư ký, ICSID còn có Uỷ ban Trọng tài viên và Uỷ ban Hoà giải viên, bao gồm những người có đủ năng lực, được các quốc gia ký kết và Chủ tịch Hội đồng điều hành đề cử. Theo quy định tại điều 13, 14 của Công ước ICSID thì mỗi quốc gia ký kết có thể đề cử bốn người vào mỗi Uỷ ban. Những người được quốc gia ký kết đề cử không bắt buộc phải là công dân của quốc gia đó. Chủ tịch Hội đồng điều hành có thể đề cử 10 người vào mỗi Uỷ ban. Những người được Chủ tịch đề cử phải có các quốc tịch khác nhau. Những người được đề cử vào các Uỷ ban phải có đạo đức nghề nghiệp và được thừa nhận là có năng lực trong các lĩnh vực pháp lý, thương mại, công nghiệp hoặc tài chính và có thể tin tưởng rằng những người này sẽ đưa ra các phán quyết độc lập. Một người có thể là thành viên của cả hai Uỷ ban. Mọi sự đề cử phải được thông báo cho Tổng Thư ký và có hiệu lực kể từ ngày Tổng Thư ký nhận được thông báo.

ICSID cung cấp cơ sở pháp lý cho hoà giải và Trọng tài các tranh chấp về đầu tư giữa các quốc gia ký kết và các nhà đầu tư là công dân của các quốc gia ký kết khác, nhưng bản thân ICSID không tham dự vào việc hoà giải hay Trọng tài. Đây là nhiệm vụ của các Hoà giải viên và Trọng tài viên được chỉ định bởi các bên hay theo cách khác quy định trong Công ước. ICSID hỗ trợ trong việc tiến hành thủ tục hoà giải và Trọng tài thông qua việc thực hiện các chức năng hành chính khi tiến hành các công việc này.

Việc đưa tranh chấp ra giải quyết bằng Trọng tài tại ICSID là hoàn toàn tự nguyện. Không một quốc gia ký kết nào hay công dân của quốc gia đó có nghĩa vụ sử dụng Trọng tài mà không nhất trí làm như vậy. Tuy nhiên, khi các bên đã nhất trí giải quyết bằng Trọng tài căn cứ vào Công ước ICSID thì họ phải thực hiện cam kết của mình và tuân thủ phán quyết. Ngoài ra, tất cả các nước thành viên ICSID, cho dù có phải là các bên tranh chấp hay không, đều phải công nhận các phán quyết được đưa ra theo Công ước là mang tính ràng buộc và thi hành các nghĩa vụ tài chính mà phán quyết đó áp đặt.

1.6. Pháp luật một số quốc gia về lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài ngoài

1.6.1. Khái lược pháp luật nước ngoài về quản lý hoạt động đầu tư

Chúng ta biết rằng nhu cầu quản lý, trình độ lập pháp và hệ thống pháp luật, các nước trên thế giới không như nhau vì thể hiện tính chủ quyền của từng quốc gia, và tất yếu pháp luật của các quốc gia sẽ có những quy định khác nhau điều chỉnh hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Theo báo cáo nghiên cứu pháp luật về đầu tư của một số nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 20141[20], thì trong số hơn 40 quốc gia trên thế giới có một hoặc một số luật trực tiếp quy định về hoạt động đầu tư (không tính Việt Nam)2, có 10 nước có đạo luật riêng chỉ áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, bao gồm: Afghanistan, Albania, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Công hòa Iran và Marshall Islands, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines[21].

Căn cứ vào nội dung pháp luật của các nước, có thể chia hệ thống pháp luật về đầu tư thành 3 nhóm:

Nhóm 1, các quốc gia có một vản bản luật điều chỉnh toàn diện các vấn đề

liên quan đến hoạt động đầu tư, trong đó một số nước thuộc nhóm này bao gồm Canada, Indonesia, Đức và Việt Nam. Theo đó, Luật Đầu tư bao gồm các nội dung liên quan đến hầu hết các hoạt động của quá trình đầu tư, ví dụ: Luật Đầu tư Indonesia quy định các nội dung như nguyên tắc chung thực hiện đầu tư, các hình thức đầu tư, đối xử với nhà đầu tư, lao động, lĩnh vực đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, giấy phép đầu tư, quản lý đầu tư, đặc khu kinh tế, giải quyết tranh chấp3[22]; hoặc Canada, luật chỉ giới hạn trong việc quy định về thẩm quyền quản lý, thủ tục đầu tư, quản lý những dự án có khả năng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, tổ chức và hoạt động của pháp nhân thành lập bởi nhà đầu tư, xử lý vi phạm4[23]; Philippines, luật quy định hầu hết các vấn đề về đầu tư, nhưng được quy định rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)