6 Xem:Foreign Investment and National Security Act of 2007 (FINSA), The United States đính kèm Phụ lục II.
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1 Pháp luật Việt Nam về đầu tư và thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam
2.1. Pháp luật Việt Nam về đầu tư và thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài
2.1.1. Pháp luật Việt Nam về đầu tư
Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam bắt buộc phải sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và pháp luật về đầu tư nói riêng, nhất là pháp luật về đầu tư và thương mại. Năm 1987 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và sau đó được sửa đổi bổ sung nhiều lần. Đến năm 1996, Quốc hội Việt Nam đã ban hành mới Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 và sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2000. Trong khi đó, vào cùng thời điểm đầu thập niên 90, các hoạt động đầu tư do các nhà đầu tư trong nước thực hiện lại được điều chỉnh bởi Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, sau đó được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994. Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam thấy cần thiết phải ban hành một bộ luật thống nhất có thể điều chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Do vậy, năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Các luật này thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994.
Nhằm tăng cường thể chế và môi trường kinh doanh, Quốc hội Việt Nam đã thông qua rất nhiều bộ luật quan trọng như Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật Chứng khoán v.v… Hệ thống pháp luật kinh doanh ngày càng hoàn thiện và là cơ sở pháp lý vững chắc để tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài.
Luật Đầu tư năm 2014 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Luật không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp như Luật đầu tư năm 2005, thay vào đó là khái niệm “đầu tư kinh doanh”. Theo đó, đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Luật đầu tư năm 2014 đã quy định thống nhất khái niệm nhà đầu tư nước ngoài trước đó còn chưa thống nhất và gây nhiều tranh cãi. Theo đó, Luật đầu tư năm 2014 quy định nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, Luật đầu tư năm 2014 cũng phân định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Ngoài ra, Luật đầu tư năm 2014 còn bổ sung quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các tổ chức kinh tế (Luật Đầu tư năm 2005 không có nội dung này) tại khoản 3 điều 22. Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ trường hợp: (i) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán; (ii) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; (iii) trường hợp không thuộc những quy định trên thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật đầu tư năm 2014 còn quy định về bảo đảm đầu tư; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; hoạt động đầu tư; hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần.
Như vậy đặc điểm nguồn điều chỉnh địa vị pháp lý nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tồn tại ở nhiều văn bản khác nhau nhưng không có văn bản nào quy định tập trung. Do đó việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật sẽ rất khó khăn, phức tạp.
2.1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài
Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư của Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại những bất cập, một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo và đôi chỗ không còn phù hợp. Việc ban hành Luật đầu tư năm 2005 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Cùng với Luật doanh nghiệp được thông qua và có hiệu lực thi hành vào cùng một thời điểm (01/7/2006), là lần đầu tiên sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam có một khung pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư, doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Những quy định của Luật đầu tư đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư bằng việc xóa bỏ một loạt rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Sau 9 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, Luật Đầu tư đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Đến năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư mới thay thế Luật Đầu tư năm 2005. So với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 có nhiều điểm mới, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở vững chắc cho Nhà nước quản lý hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư.
Tuy nhiên, sau gần 01 năm triển khai thực hiện, Luật Đầu tư năm 2014 vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Và đến năm 2016, Quốc hội lại thông qua Luật sửa đổi, bổ sung1[34] điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014.
Để triển khai thi hành Luật đầu tư, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, góp phần đưa Luật sớm đi vào cuộc sống. Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, cơ bản đã đầy đủ, hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý đầu tư được hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động quản lý đầu tư vẫn là một trong những hoạt động còn mới trong nền kinh tế của Viêt Nam và trong bối cảnh nước ta đang mở cửa về kinh tế, đẩy nhanh tiến độ hội nhập toàn cầu thì các quy định về đầu tư cũng cần thường xuyên phải thay đổi cho phù hợp. Hơn nữa, hệ thống pháp luật nói chung của chúng ta vẫn chưa được hoàn thiện, nhiều quy định trong Luật đầu tư với các luật chuyên ngành khác còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau, thậm chí có quy định còn lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư hiện nay, ngoài Luật đầu tư quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài thì có 04 Nghị định và 07 Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật này. Cụ thể như sau:
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội và Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 sửa đổi, bổ sung điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư;
- Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài; Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23/10/2015 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài; Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30/6/2006 của Bộ
1Quốc hội đã thông qua luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6, Phụ lục 4 về danh mục Ngành/ Nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư năm 2014. mục Ngành/ Nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư năm 2014.
trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; Thông tư 16/2015/TT- BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư quy định quy định về mẫu báo cáo và giám sát và đánh giá đầu tư; Thông tư 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư;
- Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Thông tư 105/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghỉệp kinh doanh bảo hiểm; Thông tư 10/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Ngoài ra, còn có nhiều luật hay nghị định, thông tư khác có quy định liên quan đến hoạt động đầu tư. Đặc biệt là các văn bản quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Về cơ bản, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư cơ bản đầy đủ, bảo đảm cho hoạt động đầu tư kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, thông qua việc pháp điển đề mục đầu tư, chúng ta nhận thấy rõ một số quy định trong Luật đầu tư có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp với luật khác, thậm chí có quy định không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn trong việc áp dụng và thực hiện pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, các nội dung không thống nhất giữa Luật đầu tư 2014 và Luật hàng không dân dụng Việt Nam1[35], Bộ luật hàng hải Việt Nam2[36]. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cảng hàng không, vận tải hàng không tại khoản 1 Điều 31 Luật Đầu tư là chưa rõ ràng cụ thể dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện. Tại điều 31, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định rằng trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây: Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau: di dân
tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác; xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino; sản xuất thuốc lá điếu; phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế; xây dựng và kinh doanh sân gôn.
Trong khi đó, phạm vi xây dựng, kinh doanh cảng hàng không, sân bay; dự án kinh doanh vận tải hàng không bao gồm nhiều hoạt động như: thành lập hãng hàng không, thuê, mua tàu bay, khai thác bảo dưỡng tàu bay, bán vé, đặt chỗ.... Do đó, nếu bất kỳ dự án nào liên quan đến “xây dựng và kinh doanh cảng hàng không, vận tải hàng không” cũng phải xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp công trình của doanh nghiệp. Mặt khác, việc Luật đầu tư quy định Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án chuyên ngành là chưa phù hợp vì các dự án này gắn liền với hệ thống quy hoạch chuyên ngành, nhu cầu đầu tư và nguồn lực phát triển của ngành.
1Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21/11/2014. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21/11/2014.