các Công ty chứng khoán đang niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua cổ phần hoặc góp vốn để sở hữu tối đa 49%, còn đối với Công ty chứng khoán chưa niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần để sở hữu 100% vốn.
Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ – CP, theo đó Việt Nam đã chính thức thực hiện cam kết khi gia nhập WTO sau thời gian dài chuẩn bị, khi không hạn chế tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty đại chúng (ngoại trừ công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài hoặc công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện).
Năm là, về áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất: Trong quá trình hoạt động đầu
tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát. Bảo đảm này giúp nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trong thời gian dài do sự thống nhất, ổn định của giá, phí, lệ phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Sáu là, về bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật: Trường hợp
văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp, như: khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
Thực tiễn tại Việt Nam, việc văn bản pháp luật thay đổi theo thời gian là điều thường xuyên xảy ra, các văn bản pháp luật mới cũng như các văn bản sửa đổi, bổ sung được ban hành với số lượng lớn mỗi năm. Nhà đầu tư nước ngoài luôn phải cập nhật các quy định mới, có những quy định mới mang lại lợi ích, sự thông thoáng trong môi trường đầu tư nhưng cũng có những quy định hạn chế hoặc mang lại những bất lợi nhất định cho nhà đầu tư. Do đó, việc bảo đảm đầu tư trong trường hợp có sự thay đổi của pháp luật là cam kết quan trọng của Nhà nước Việt Nam để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của đầu tư nước ngoài.
Bảy là, về bảo đảm quyền được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp: Khi đầu
tư kinh doanh, khó tránh khỏi việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, do đó cần có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng khi xảy ra tranh chấp. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng được pháp luật Việt Nam bảo vệ, cụ thể, tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức như Toà án Việt Nam; Tòa Trọng tài Việt Nam1[12]; Trọng tài nước ngoài; Tòa Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập hoặc có thể thỏa thuận giải quyết theo cơ chế trọng tài thường trực của Công ước ICSID2[13] – Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa quốc gia và công dân của quốc gia khác (International Center for The Settlement of Investment Disputes: ICSID), được thành lập năm