Những kết quả đạt được và những hạn chế bất cập trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 70 - 81)

2 Theo quy định tại Điều 5 Công ước ICSID, để đưa một vụ tranh chấp ra giải quyết bằng Trọng tài theo quy tắc trọng tài ICSID đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1) Tranh chấp được đưa ra phải là tranh chấp pháp lý phát sinh

2.3. Những kết quả đạt được và những hạn chế bất cập trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Sau 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ năm 1987 đến năm 2017, Việt Nam đã đạt được một số kết quả trong quản lý hoạt động đầu tư, điều đó đã được thể hiện thông qua các bình diện: ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; tác động và hiệu quả của chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đối với kinh tế vĩ mô; xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; thanh tra, giám sát, quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam; hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc và yêu cầu của nhà đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo học viên, có thể chia kết quả đạt được thông qua các hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo các giai đoạn sau đây:

Một là, giai đoạn 1987 – 1990

Đây là giai đoạn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987. Giai đoạn 1987 – 1990 được ghi nhận như là giai đoạn khởi đầu của đầu tư nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Do Luật đầu tư nước ngoài mới đi vào thực hiện, thị trường đầu tư của Việt Nam nói chung còn mới mẻ với các nhà đầu tư nước ngoài nên giai đoạn này Việt Nam tiếp nhận được ít dự án, quy mô đầu tư nhỏ, chủ yếu vẫn là các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu môi trường kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hai là, giai đoạn 1991 – 1996

Trên cơ sở các điều chỉnh về chính sách, pháp luật đầu tư của Nhà nước nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các năm 1990, 1992 và 1996. Vì vậy, cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường đầu tư tại Việt Nam và một số tỉnh, thành phố. Giai đoạn 1991 – 1996 đã đánh dấu bằng việc có nhiều dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có những dự án lớn được cấp phép đầu tư vào các tỉnh. Ví dụ: riêng ở tỉnh Hải Dương có các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô các loại của Công ty trách nhiệm hữu hạn Ford Việt Nam; sản xuất kinh doanh xi măng của Công ty xi măng Phúc Sơn được cấp phép tháng 01/1996; chế biến nông sản xuất khẩu của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Nghĩa Mỹ; chế tạo các loại bơm của Công ty liên doanh bơm Ebara Hải Dương; sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi của Công ty trách nhiệm hữu hạn thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ1.

1https://www.google.com.vn/search?

Ba là, giai đoạn 1997 – 2000

Từ năm 1997 – 2000 trên địa bàn cả nước đã thu hút được nhiều dự án FDI. Tuy nhiên, thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này bắt đầu giảm dần, vốn thu hút năm sau giảm với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997 gắn liền với làn sóng rút ồ ạt các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn và sự rối loạn của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của khu vực cũng như tại Việt Nam làm cho tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam không có nhiều sự tiến triển.

Bốn là, giai đoạn 2001 – 2005

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã bắt đầu phát triển trở lại. Đặc biệt là sự hình thành và đi vào hoạt động của Ban quản lý của các Khu công nghiệp – là nhân tố mới trong hoạt động thu hút đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, tạo thêm một kênh trong thu hút đầu tư ở Việt Nam. Giai đoạn này đã xuất hiện các dự án FDI mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư.

Năm là, giai đoạn 2006 – 2010

Giai đoạn 2006 – 2010 đã đánh dấu thời kỳ khởi sắc của dòng vốn FDI thu hút tại Việt nam. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã gia tăng cả về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư. Tuy nhiên, cuối năm 2009 – 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thu hút vốn FDI lại gặp nhiều khó khăn, dẫn đến lượng vốn thu hút giảm đáng kể so với 03 năm trước đó.

Sáu là, giai đoạn 2011 – 2017

Mặc dù nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu hút FDI, số dự án đầu tư trong từng năm có giảm so với các năm trước, song thời kỳ này lại đánh dấu bằng việc thu hút được những dự án có quy mô rất lớn vào Việt Nam. Ví dụ: chỉ riêng tỉnh Hải dương, năm 2011 có lượng vốn FDI thu hút đạt kỷ lục 3 tỷ 016 triệu USD, trong đó có dự án BOT Nhiệt điện Hải Dương với số vốn 2,26 tỷ USD của nhà đầu tư Malaysia; dự án may Tinh Lợi (123,8 triệu USD); dự án Dệt Facific (423,5 triệu USD). Nếu tính cả giai đoạn từ

2011 – 2017 tỉnh Hải Dương đã thu hút được 180 dự án FDI, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 4.881,2 triệu USD1.

Như vậy, các hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội, góp phần quan trọng vào xuất khẩu, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài còn tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường cải tiến chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Ngoài ra, thông qua hoạt động quản lý đầu tư nói chung thì công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có những tiến bộ, cụ thể như: về công tác thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát sau cấp phép.

2.3.2. Những hạn chế bất cập của công tác quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới góc nhìn qua sự cố môi trường từ Dự án FDI Formosa Hà Tĩnh

Ngoài các hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư nước ngoài như đã phân tích tại mục 2.1.2, những vấn đề tồn tại về quản lý FDI nước ngoài tại Việt Nam còn thể hiện qua nhiều Dự án FDI cụ thể, điển hình là những sai phạm về quản lý đầu tư trong Dự án Formosa Hà Tĩnh. Sự cố môi trường xảy ra tại Dự án FDI Formosa Hà Tĩnh là một trong những sự kiện thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội bởi những ảnh hưởng nghiệm trọng của nó đến môi trường đồng thời mang lại cho chúng ta nhiều bài học đắt giá về công tác quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Dưới góc độ quản lý đầu tư nước ngoài, sự cố môi trường xảy

1https://www.google.com.vn/search?

ra tại Dự án FDI Formosa Hà Tĩnh đã phản ánh nhiều vấn đề bất cập liên quan đến pháp luật, chính sách, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chính sách và hệ thống ứng phó với thảm họa môi trường trong hệ

thống pháp luật Việt Nam còn sơ sài và mang tính hình thức. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 đã có đề cập đến ứng phó, xử lý sự cố môi trường, tuy nhiên, vấn đề này được nêu khá rải rác trong luật và cũng chưa có một hướng dẫn cụ thể. Vấn đề phân biệt sự cố môi trường (ở phạm vi và quy mô nhỏ hơn) và thảm họa môi trường liên quan đến các Dự án đầu tư cần được làm rõ để có các hành động một cách phù hợp. Với các trường hợp được coi là thảm họa, nhất thiết phải có chỉ đạo, điều phối ở cấp cao nhất trong ứng phó và xử lý, cần thiết phải xây dựng cơ chế phối hợp thực chất, hiệu quả giữa các bộ ngành, địa phương, huy động các nguồn lực ứng phó với thảm họa. Khác với thiên tai, thảm họa môi trường thường liên quan đến yếu tố con người. Do đó, chính sách ứng phó, xử lý cần phải tính đến các quá trình pháp lý nhằm đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm sau sự cố, thảm họa. Kinh nghiệm từ các vụ việc tương tự trên thế giới cho thấy đây không phải là vấn đề đơn giản nếu không cẩn trọng trong khía cạnh pháp lý. Luật pháp luôn có kẽ hở và các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm có nguồn lực lớn hoàn toàn có thể sử dụng các kẽ hở này nhằm lảng tránh trách nhiệm pháp lý.

Thứ hai, Bộ Tài nguyên Môi trường và các các cơ quan hữu quan chưa có sự

rà soát, kiểm tra, đánh giá định kỳ một cách chặt chẽ, hiệu quả đối với công tác quản lý môi trường tại các dự án FDI tại hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và các nhà máy nhiệt điện. Đây chính là mầm mống của các sự cố, thảm họa nếu không được theo dõi, giám sát một cách thường xuyên, chặt chẽ.

Thứ ba, Chính phủ và các ban ngành chưa có sự đầu tư đầy đủ cho hệ thống

quan trắc môi trường, các cơ sở nghiên cứu khoa học có đủ điều kiện xét nghiệm, kiểm tra mẫu. Chưa có biện pháp bắt buộc các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp lắp đặt và vận hành các hệ thống xử lý môi trường. Hiện nay, còn rất nhiều nơi chưa thực hiện một cách nghiêm túc yêu cầu này. Thậm chí, kể cả có lắp

đặt thì vẫn diễn ra tình trạng vận hành một cách đối phó nhằm cắt giảm chi phí tối đa.

Thứ tư, Formosa là trường hợp tiêu biểu nhất của một dự án FDI có quy mô

lớn được vội vàng thông qua, phê duyệt mà bỏ qua những yêu cầu cơ bản về đánh giá tác động xã hội môi trường, tham vấn cộng đồng và lấy ý kiến phản biện xã hội. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với vai trò là công cụ dự báo, hạn chế nguy cơ gây hại lên môi trường chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cho đến nay, công cụ này vẫn chỉ được sử dụng một cách hình thức, thiếu thực chất và chưa thực sự giúp ích cho công tác quản lý môi trường. Các báo cáo ĐTM, theo quy định pháp luật phải được công khai rộng rãi. Với sự phổ biến và dễ tiếp cận của mạng Internet hiện nay, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng như các cơ quan địa phương hoàn toàn có thể công khai các báo cáo này một cách dễ dàng. Việc công khai báo cáo ĐTM và kế hoạch quản lý môi trường của từng dự án sẽ giúp cho người dân, các cơ quan, tổ chức quan tâm có điều kiện theo dõi, giám sát môi trường. Bên cạnh đó, việc công khai báo cáo cũng sẽ gia tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan hữu quan, tăng cường chất lượng báo cáo và công tác thẩm định báo cáo.

Như vậy có thể hiểu rằng báo cáo ĐTM là công cụ để sàng lọc dự án cho các cơ quan cấp phép đầu tư. Thực tế cho thấy, báo cáo ĐTM ban đầu của Formosa được Bộ Tài Nguyên Môi Trường phê duyệt năm 2008 cho phép công ty này xả nước thải sau xử lý ra sông Quyền, không thải trực tiếp xuống biển. Nhưng không biết căn cứ vào cơ sở nào ngày 11/12/2015, Bộ Tài Nguyên Môi Trường lại ký quyết định cho phép Formosa xả nước thải ra vùng biển ven bờ vịnh Sơn Dương?

Bên cạnh đó, vấn đề tham vấn người dân và các bên liên quan trong ĐTM chưa được thực hiện một cách thực chất đúng theo tinh thần của Luật Bảo vệ Môi trường cũng như quyền môi trường đã được nêu trong Hiến pháp. Tại Dự án Formosa nói riêng và nhiều dự án FDI khác nói chung, việc tham vấn hầu hết được làm rất sơ sài và mang tính đối phó. Người dân có quyền được biết, được tham gia và tham vấn vào quá trình ra quyết định đối với các dự án có liên quan đến đời sống của họ, cũng như những tác động mà dự án có thể gây ra lên môi trường, sinh

kế. Việc tham vấn đầy đủ, có ý nghĩa ngay từ trong quá trình ĐTM cũng sẽ giảm thiểu rủi ro về trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan trong tương lai khi bản thân người dân đã được tham gia vào quá trình ra quyết định. Thực tế ở dự án Formosa cho thấy, cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư coi nhẹ việc lấy ý kiến của người dân, họ coi lấy ý kiến của vài cán bộ lãnh đạo địa phương hay lãnh đạo cộng đồng là lấy ý kiến của người dân.

Ở một góc nhìn khác, thực tế hiện nay, nhà đầu tư tự thuê cơ quan tư vấn đi làm báo cáo đánh giá tác động môi trường, tồn tại tình trạng đơn vị tư vấn có khả năng phải “bẻ cong ngòi bút” để chiều lòng ông chủ đầu tư là người đã thuê mình. Họ có khả năng phải chịu sức ép để không nói về những phát hiện bất lợi cho chủ đầu tư. Có trường hợp họ bịa ra những điều có lợi cho quyết định đầu tư, ví dụ thường gặp là họ nêu ý kiến về việc rừng thưa không có giá trị. Có trường hợp họ cho tư vấn rằng không thấy các động thực vật quý hiếm cần bảo vệ có nguy cơ bị dự án đầu tư làm diệt vong, nhất là các loại cá hay lưỡng cư. Có trường hợp, báo cáo vận dụng những quan điểm lý luận lạc hậu hoặc thậm chí phi lý để thuyết phục là đầu tư không gây tổn hại cho môi trường. Ngoài ra, đang tồn tại việc những báo cáo này lại được cất giấu kỹ lưỡng không cho giới khoa học, báo chí và công chúng tiếp cận; các báo cáo tác động xã hội môi trường vẫn được coi là tài sản tư nhân và không được công bố công khai. Nhiều trường hợp các tổ chức khoa học quan tâm tới môi trường và đời sống của người dân nghèo, người dân tộc thiểu số, yêu cầu các nhà đầu tư cung cấp tài liệu nhưng không nhận được sự hợp tác. Nếu pháp luật quy định chặt chẽ hơn hoặc các nhà đầu tư có trách nhiệm thì họ phải thu hút các nhà khoa học tham gia phản biện ngay từ đầu, cụ thể như dự án Formosa lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học ngay từ khâu xây dựng dự án thì sẽ không có sự cố đáng tiếc đã xảy ra.

Do đó, các báo cáo ĐTM phải được coi là tài sản công vì các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)