Một số nhóm giải pháp phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 86 - 97)

2 Luật Bảo vệ môi trường năm 014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 3/6/014.

3.2. Một số nhóm giải pháp phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Để hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo học viên, có thể cần chia ra thành một số nhóm giải pháp sau đây:

Một là, nhóm giải pháp về quy hoạch: cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và

phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế. Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Thực hiện tốt nhóm giải pháp này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện triển khai, vận hành hoạt động các các dự án, mặt khác sẽ giúp các cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát và hỗ trợ đầu tư trong quá trình thực hiện công tác quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hai là, nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: Cần tiếp tục rà soát pháp

luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO, Hiệp định hợp tác về đầu tư của ASEAN, các Hiệp định thương mại tự do, các Hiệp định về tự do xúc tiến bảo hộ đầu tư, Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (Việt Nam EU) và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.

Xây dựng và hoàn thiện văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh của nhà đầu tư nước ngoài. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các quy định pháp luật hiện hành. Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên của các nền kinh tế lớn, nhiều tiềm năng như EU, Hoa Kỳ... nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài.

Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Tiến hành nghiên cứu sửa đổi các quy định pháp luật về quản lý đầu tư nói chung và quản lý đầu tư nước ngoài nói riêng theo hướng cụ thể hóa, minh bạch hóa, xóa bỏ các vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý giữa Luật đầu tư với các luật chuyên ngành (Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản ….) như đã phân tích tại Chương 2 nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đồng thời tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.

Ba là, nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân

cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tăng cường sự trao đổi thông tin, thanh tra, kiểm tra hoặc hỗ trợ đầu tư, giải quyết tranh chấp về đầu tư trong quá trình thực hiện công tác quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007 – 2010 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn FDI nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ việc phối hợp các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch.

Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài. Nâng cấp trang thông tin điện tử về FDI cập nhật và chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga)

Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận, hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam qua đó nắm bắt nhu cầu, cách thức đầu tư của họ nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoàn thiện các quy định, chính sách về quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bốn là, nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Tiến hành tổng rà soát,

điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.

Tăng cường kêu gọi, nâng cao ưu đãi đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc – Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn

với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v.

Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.

Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập. Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước – Thị Vải, Lạch Huyện.v.v.

Tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng. Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng này sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc đối với việc tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài trong công tác quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như các vấn đề về cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, giải phóng mặt bằng, kết nối hạ tầng đầu tư, điều chỉnh nội dung đầu tư ... nhằm tạo thuận lợi và tăng hiệu quả đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.

Năm là, nhóm giải pháp về lao động, tiền lương: Đẩy nhanh việc triển khai

năm 2020. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.

Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật lao động, bao gồm: (i) tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; (ii) nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

Thực hiện tốt các nội dung của nhóm giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về vấn đề sử dụng lao động, hạn chế được tối đa các vấn đề tranh chấp có thể nảy sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước và người lao động trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Sáu là, nhóm giải pháp về cải cách hành chính: Thực hiện tốt việc phân cấp

quản lý nhà nước đối với FDI, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án FDI, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.

Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài. Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư.

Đảm bảo sự thống nhất các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể.

Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.

Các giải pháp nêu trên khi triển khai thực hiện cần phải tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao và quy định rõ ràng về trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.

Ngoài ra, để quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực sự có hiệu quả, Việt Nam cần xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm quản các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tức là, thông tin về dự án đầu tư nước ngoài cần được cập nhật thường xuyên tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dự án, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống sẽ quản lý danh mục các dự án kêu gọi đầu tư tại cục đầu

tư nước ngoài (bộ kế hoạch và đầu tư) và 3 trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc cục đầu tư nước ngoài; tại các sở kế hoạch và đầu tư; tại các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

Thứ hai, quản lý việc đăng ký, cấp mới hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu

tư tại các sở kế hoạch và đầu tư; tại các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; tại cục đầu tư nước ngoài và các giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động có giá trị tương đương giấy phép tại đơn vị đầu mối của một số bộ, ngành như bộ tài chính, ngân hàng nhà nước; ủy ban chứng khoán nhà nước;

Thứ ba, theo dõi việc thực hiện vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư nước

ngoài, việc thực hiện cam kết/trách nhiệm của các chủ đầu tư tại các đầu mối quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài: thông qua việc báo cáo của các nhà đầu tư cho cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài về tình hình triển khai các dự án đầu tư;

Thứ tư, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và dự

án đầu tư nước ngoài tại đầu mối quản lý đầu tư nước ngoài thông qua báo cáo do các dự án gửi cho đầu mối quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài;

Thứ năm, theo dõi việc tạm dừng, giãn tiến độ, tái hoạt động và kết thúc dự

án tại các đầu mối quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.

Để thực hiện các chức năng trên, hệ thống cần xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về dự án/doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo mô hình tập trung, đặt tại trung tâm dữ liệu của bộ kế hoạch và đầu tư. Cơ sở dữ liệu này quản lý được toàn bộ các thông tin chính về dự án trong suốt đời dự án như đã nêu ở trên, bao gồm các thông tin về dự án và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (trong đó có các thông tin về nhà đầu tư của từng dự án). Cơ sở dữ liệu cho phép mở rộng quản lý được cả thông tin chính về các dự án đầu tư trong nước khi cơ quan quản lý có yêu cầu. Cho phép các đầu mối quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài: cập nhật dữ liệu về đăng ký, cấp/điều chỉnh/thu hồi giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài hoặc các giấy phép/văn bản pháp lý có giá trị tương đương thuận tiện; nhận, quản lý các loại báo cáo và cập nhật dữ liệu từ các loại báo cáo vào cơ sở dữ liệu một cách thuận tiện; tra cứu mọi thông tin có trong cơ sở dữ liệu đối với dự án đầu tư thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)