Mô hình quản lý lưu vực sông Murray-Darling (Australia)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông (Trang 31 - 33)

Sông Murray- Darling là sông dài thứ tư trên thế giới với diện tích lưu vực khoảng 1 triệu km2

bao gồm các bang New Sounth Wales, Victoria, Queensland, Nam Australia và thủ đô Australia. Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm một Hội đồng cấp bộ trưởng với thành phần bao gồm các bộ trưởng phụ trách tài nguyên đất đai, nước và môi trường của liên bang và các bang (mỗi bang được cử không quá 3 thành viên để tham gia); một Ủy ban và nhiều nhóm đại diện cho các cộng đồng [48].

Hội đồng lưu vực sông Murray- Darling được thành lập từ năm 1986 có chức năng“xem xét các vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích chung của

chính quyền các bang trong quy hoạch và quản lý nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên nước, đất và môi trường của lưu vực sông Murray- Darling; đề xuất và xem xét các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên đó”[48]. Là một diễn đàn chính trị, Hội đồng có quyền

đưa ra các quyết định liên quan đến toàn lưu vực thông qua nguyên tắc đồng thuận. Hội đồng dựa vào chính quyền các bang để thi hành các quyết định đó [48].

Ủy ban lưu vực sông Murray- Darling là cơ quan thực thi các quyết định Hội đồng, Ủy ban cũng hợp tác làm việc với các bang liên quan. Ủy ban có trách nhiệm quản lý hệ thống sông, hồ thuộc lưu vực, tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng các tài nguyên nước, đất và các tài nguyên khác trong phạm vi lưu vực. Ủy ban bao gồm một chủ tịch độc lập, mỗi bang cử 2 đại diện làm ủy viên và 2 đại diện làm phó ủy viên; các ủy viên thường là trưởng các cơ quan có chức năng quản lý về tài nguyên và môi trường. Trong cơ cấu của Ủy ban còn bao gồm các Ban (Ban dự án, quản lý sông Murray, chính sách về nước, nhóm chương trình về bền vững lưu vực sông, tài chính…) và Văn phòng Ủy ban (gồm các cán bộ kỹ thuật và cán bộ giúp việc cho Ủy ban). Mô hình quản lý lưu vực sông Murray- Darling hoạt động khá hiệu quả và được nhiều nước trên thế giới học tập [48].

Tuy nhiên từ tháng 12 năm 2008, Ủy hội sông Murray- Darling không còn tồn tại mà các chức năng, nhiệm vụ của Ủy hội đã được chuyển giao cho The Murray-Darling Basin Authority (tạm dịch Cơ quan thủy vụ lưu vực sông Murray-Darling) với mục đích chủ yếu để quản lý tài nguyên nước của lưu vực vì lợi ích quốc gia (tham khảo thông tin tại đuờng link

http://www.mdba.gov.au/about_the_authority). Việc thành lập Murray-

Darling Basin Authority được đánh giá có ý nghĩa lần đầu tiên, một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm lập kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực sông Murray-Darling và được trao đầy đủ quyền hạn hơn hình thức Ủy hội lưu vực sông.

Mô hình quản lý sông Murray-Darling là một trong rất nhiều các mô hình quản lý lưu vực sông được áp dụng trên thế giới.

Khung 1.1 Các hình thức của Tổ chức lưu vực sông trên thế giới [ 45.

tr 1419]

Căn cứ vào mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham gia vào quản lý của các tổ chức này có thể phân thành ba loại phổ biến: Cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông; Uỷ hội lưu vực sông và Hội đồng lưu vực sông. • Cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông: Là hình thức Tổ chức lưu vực sông có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất. Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm tất cả chức năng điều hành và quản lý nước. Hình thức này có thể áp dụng đối với các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn.

• Uỷ hội lưu vực sông: Là mô hình thấp hơn cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý lưu vực sông. Một Uỷ hội lưu vực sông thường bao gồm một “Hội đồng quản lý” đại diện cho tất cả các bên quan tâm và có một “Văn phòng kỹ thuật” chuyên sâu hỗ trợ. Uỷ hội lưu vực sông liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước. Một số Uỷ hội lưu vực sông nắm cả chức năng vận hành (có thể cả đầu tư) đối với những công trình lớn. (Ví dụ: Uỷ hội sông Murray- Darling của Úc, Uỷ hội sông Mekong,…).

• Hội đồng lưu vực sông: Đây là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay. Hội đồng lưu vực sông hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực. Các Hội đồng lưu vực sông thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)