Thứ nhất: Trước thực trạng suy thoái tài nguyên nước ở lưu vực sông
đang gia tăng thì quy hoạch bảo vệ càng phải được coi trọng và cần được đầu tư thực hiện quy hoạch bảo vệ với tỷ trọng thỏa đáng so với tổng nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển. Việc quản lý thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông ngoài ngành chủ quản thì các ngành khai thác sử dụng nước và các địa phương liên quan đều có nhiệm vụ tham gia với tinh thần cộng tác vì mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ hai: Tăng cường các chính sách bảo đảm cho cộng đồng dân cư
thực sự có tiếng nói trong các vấn đề tài nguyên nước và môi trường trên lưu vực sông.
Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên
nước đặc biệt là các văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường; văn bản quy định các chính sách thuế tài nguyên nước, thu phí và lệ phí nhằm giới hạn mức sử dụng và nâng cao ý thức tiết kiệm trong vấn đề sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Sửa đổi Luật Tài nguyên nước theo hướng quán triệt quan điểm quản lý tổng hợp, phân định rõ trách nhiệm và cơ chế giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, giữa chính quyền các địa phương trong cùng lưu vực sông.
Thứ tư: Xây dựng mô hình Ủy ban lưu vực sông đáp ứng các yêu cầu
sau:
- Nhiệm vụ của Ủy ban lưu vực sông không được trùng lặp với nhiệm vụ của các tổ chức khác trên lưu vực sông, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý nước của hệ thống quản lý nước hành chính hiện hành.
- Phải là một diễn đàn mở rộng cho tất cả các thành phần liên quan đến quản lý nước và môi trường tham gia.
- Phân định rõ trách nhiệm và cơ chế giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, giữa chính quyền các địa phương trong cùng lưu vực sông.