năm 1960 và đến năm 1998 đã được chính thức quy định trong Luật Tài nguyên nước. Với việc thành lập các Ban quản lý lưu vực sông và các Ủy ban lưu vực sông, Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trong cách tiếp cận
CHÍNH PHỦ
ỦY BAN BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC SÔNG VỰC SÔNG
Chủ tịch: Chủ tịch UBND tỉnh/tp trong lưu vực
Phó Chủ tịch: Thứ trưởng Bộ TN&MT
Thành viên:
+ Đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong lưu vực
+ Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan
UBND các Tỉnh/TP trong lƣu vực sông
BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG
Văn Phòng Ủy ban BVMT lưu vực sông (trực thuộc Tổng cục Môi trường)
Các đơn vị có liên quan tại các Bộ, ngành Các nhóm chuyên gia đa ngành Sở TN&MT, các Sở/Ban/ngành các tỉnh, thành phố trong lưu vực Các nhà tài trợ trong nước và quốc tế Các Bộ, ngành liên quan
Quan hệ quản lý trực tiếp Tham gia, phối hợp, hỗ trợ
tiên tiến trong phát triển và quản lý tài nguyên nước theo hướng bền vững. Mặc dù về thể chế, chức năng và nhiệm vụ của các Ủy ban lưu vực sông hiện nay còn nhiều vấn đề phải bàn và phải tiếp tục cải tiến, thay đổi để đáp ứng được những vấn đề của quản lý tài nguyên nước trong tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các tổ chức lưu vực sông đã có những đóng góp nhất định trong công tác theo các chính sách và chiến lược do quốc gia đặt ra. Trong quá trình hoạt động, các Ủy ban lưu vực sông đã phát huy được vai trò của mình, đã bước đầu tạo được sự thống nhất và phối hợp hành động trong các vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng, có những đóng góp hữu ích trong việc quản lý lưu vực.
Sự ra đời của các Ủy ban lưu vực sông đánh dấu những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc bảo vệ và phục hồi các dòng sông. Hệ thống các chính sách, cơ chế về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường cũng như cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên các lưu vực qua đó góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thì ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư đặc biệt là cộng đồng dân cư trên lưu vực sông đã từng bước được nâng cao.
Khung 2.2. [61]
Trong năm 2008, hoạt động của Ủy ban sông Cầu và Văn phòng Ủy ban sông Cầu đạt được các kết quả cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các thành viên, các Bộ, ngành, các địa phương và các nhà đầu tư tự giác, chủ động thực hiện các đề án BVMT. Ủy ban sông Cầu đã xây dựng và ban hành được Quy chế làm việc của Ủy ban sông Cầu và Quy chế hoạt động của Văn phòng Ủy ban sông Cầu; Bộ TN&MT xây dựng dự thảo quy chế BVMT nước sông Cầu; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2009/TT-BTC về hướng dẫn, quản lý, quyết toán và sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm
vụ, dự án thuộc Đề án BVMT lưu vực sông Cầu; Ủy ban sông Cầu đã phối hợp cùng UBND 6 tỉnh trong lưu vực và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Danh mục Dự án triển khai đề án tổng thể BVMT sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu, giai đoạn 2010 - 2012. 6 tỉnh trong lưu vực sông Cầu đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp BVMT lưu vực sông, như: Thanh kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm; triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức; xây dựng các dự án tổng thể cải thiện ô nhiễm, xử lý nước thải; lồng ghép các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội gắn với môi trường; nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT.
(Báo cáo tại phiên họp lần thứ 4 Ủy ban sông Cầu)