Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị (Trang 85 - 87)

Các quy định về các quyền ghi trong Pháp lệnh BVNTD rất vắn tắt, cô đọng, ví dụ chỉ với vẻn vẹn chƣa đầy 4 dòng của Điều 8 đã đề cập tới 4 quyền của NTD và 4 quyền còn lại quy định trong các Điều 9, 10 và 11. Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 lại không hề có quy định để giải thích rõ hơn về các quyền này. Theo chúng tôi, cần nêu rõ những nội dung, yêu cầu của từng quyền và nghĩa vụ của NTD, những biện pháp và điều kiện cụ thể để đảm bảo việc thực hiện các quyền đó cũng nhƣ trách nhiệm của Chính phủ, các đoàn thể nhân dân nói chung và chính NTD cùng các chế tài khác kèm theo.

Liên quan đến quyền đƣợc lựa chọn, NTD Việt Nam đã có điều kiện cần về quyền lựa chọn nhƣng chƣa có điều kiện đủ để thực hiện quyền này. NTD phải có kiến thức hoặc đƣợc hƣớng dẫn về sản phẩm và dịch vụ mà sản phẩm và dịch vụ thì có rất nhiều nên không phải NTD nào cũng có thể hiểu tất cả ngoài chuyên môn của mình. Đó là chƣa kể đến những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế vẫn còn tồn tại, làm cản trở đến quyền lựa chọn của NTD nhƣ hiện tƣợng độc quyền. Có nhiều biện pháp để đảm bảo quyền đƣợc lựa chọn của NTD nhƣng chỉ có thông qua biện pháp thử so sánh, NTD mới có đƣợc các số liệu để lựa chọn các hàng hoá và dịch vụ với giá cả phải chăng, phù hợp với yêu cầu của mình. Thiết nghĩ, Chính phủ nên xem xét thành lập Phòng (Trung tâm) thử nghiệm so sánh chất lƣợng hàng hoá thuộc sự quản lí và điều hành của Hiệp hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam (VINATAS). Việc thành lập một Phòng hay một Trung tâm so sánh thử nghiệm nhằm hình thành một hệ thống các tiêu chuẩn chất lƣợng và hình thành một cơ chế kiểm tra độ chính xác trung thực của các quảng cáo về chất lƣợng hàng hoá, trực tiếp chịu trách nhiệm trƣớc Chính Phủ là một việc làm cần thiết và có tính thiết thực cao hiện nay. Đây là biện pháp giúp NTD lựa chọn hàng hoá, dịch vụ thật, đặc biệt là biện pháp khoa học kỹ thuật mà bản thân NTD không thể tự đứng ra làm đƣợc. Ở các nƣớc, ngƣời ta dùng biện pháp thử so sánh, phải có phòng thí nghiệm để thử so sánh các chỉ tiêu chất lƣợng tiêu dùng sau đó xếp ra năm loại hàng: tốt, khá, đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu, kém và đối chiếu với giá cả. Sau đó công bố cho NTD trên báo chí, sách hƣớng dẫn để NTD lựa chọn. Việc làm này đòi hỏi phải có kinh phí

nhƣng không thể không làm. Theo kinh nghiệm các nƣớc thì nó không quá tốn kém nhƣ các phòng thí nghiệm nghiên cứu khác, nhƣng lại có tác động to lớn là hƣớng dẫn đƣợc NTD. Một số nƣớc Chính phủ cho kinh phí xây dựng phòng thí nghiệm loại này và sau đó giao cho Hội Tiêu chuẩn và BVNTD quản lý và dần dần lấy thu bù chi do bán ấn phẩm.

Các quyền của NTD đã đƣợc Nhà nƣớc ta thừa nhận, bảo vệ và đƣợc quy định tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Pháp lệnh BVNTD và tại Khoản 5 Điều 9 Luật Thƣơng Mại. Tuy nhiên, các quyền của NTD đƣợc nêu trong Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan còn hết sức chung chung, chƣa có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo các quyền này đƣợc thực hiện trên thực tế. Cần sớm nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về các quyền của NTD, đặc biệt là quyền đƣợc bồi thƣờng và quyền khởi kiện. Hiện nay, chƣa có các quy định hƣớng dẫn cụ thể về bồi thƣờng thiệt hại cho NTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)