Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị (Trang 89 - 90)

tiêu dùng

Ở nƣớc ta, Điều 19 Pháp lệnh BVNTD năm 1999 quy định: “Chính phủ

quy định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD” nhƣng

không giao cụ thể cho cơ quan nào hoặc sẽ tổ chức một cơ quan mới để chăm lo vấn đề này. Đến nay, Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16/1/2004 đã chính thức giao trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD cho Bộ Thƣơng mại. Bộ Thƣơng mại lại giao trách nhiệm này cho Cục Quản lý cạnh tranh (Theo tác giả nên đổi tên Cục này thành Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ ngƣời tiêu dùng). Thời gian từ đó đến nay còn quá ngắn nên Cục Quản lý cạnh tranh cũng chƣa triển khai đƣợc hoạt động. Đây là một thiệt thòi của NTD.

Trong thời gian tới, cần kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD ở Trung ƣơng và địa phƣơng; nghiên cứu xây

dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ban Bảo vệ quyền lợi NTD đặt tại Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng; bổ sung chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD cho bộ phận phụ trách công tác Tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng của các Bộ, ngành quản lý sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; hình thành Tổ bảo vệ quyền lợi NTD tại Chi cục Tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thƣơng mại; nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án chung về bảo vệ quyền lợi NTD.

Rà soát để có hƣớng phân định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về BVNTD, tránh tình trạng chồng chéo. Cần chú ý cả việc phân định, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan quản lý ở Trung ƣơng với cơ quan quản lý ở địa phƣơng.

Tiếp tục thể chế hoá chính sách về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý Nhà nƣớc về BVNTD.

Tăng cƣờng năng lực thể chế, cơ chế khuyến khích, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định của pháp luật về BVNTD. Hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, tiếp tục đào tạo, nâng cao và chuẩn hoá các thanh tra viên.

Để quản lý nhà nƣớc về BVNTD đƣợc thống nhất và đồng bộ, cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVNTD cần sớm phối hợp ban hành các Thông tư liên

tịch về BVNTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)