xuất, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ
Cần có những quy định về nghĩa vụ của ngƣời sản xuất, ngƣời cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong việc đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác cho NTD bao gồm từ tiêu chuẩn, quy cách chất lƣợng, giá cả, điều kiện mua bán, nghĩa vụ bảo hành, vận chuyển và bảo quản đến sử dụng và trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ.
Với những sản phẩm thuộc phạm vi bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, cần có những quy định yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo, hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng trên nhãn hàng hoá, trong bản hƣớng dẫn sử dụng.
Về cơ bản, việc giải quyết vấn đề trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam mới dựa chủ yếu vào sự quản lý, giám sát trực tiếp của Nhà nƣớc đối với sản xuất và lƣu thông. Những biện pháp này nặng về giải quyết nghĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời sản xuất, kinh doanh đối với Nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, nếu xem xét từ góc độ trách nhiệm dân sự của sản phẩm thì không đủ. Việc coi nhẹ vấn đề trách nhiệm sản phẩm đã gây trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Sản phẩm Việt Nam đƣa vào thị trƣờng quốc tế, vì vấn đề trách nhiệm sản phẩm cũng bị mất thị trƣờng hoặc thiệt hại
nghiêm trọng. Vì vậy, cần coi trọng trách nhiệm sản phẩm bằng việc xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm để bảo đảm quyền lợi NTD và ngƣời sản xuất, kinh doanh nhƣ xây dựng Luật về trách nhiệm sản phẩm. Luật này cần quy định rõ:
+ Thứ nhất, trong hợp đồng có sự tham gia của NTD thì thông tin thuộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp.
+ Thứ hai, chủ doanh nghiệp phải đảm bảo tính an toàn của hàng hoá và dịch vụ đƣợc giới thiệu tại thị trƣờng.
+ Thứ ba, ngƣời sản xuất, ngƣời bán hàng phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do hàng kém phẩm chất gây ra.
Còn rất nhiều vấn đề mà Pháp lệnh BVNTD và Nghị định hƣớng dẫn thi hành nên quy định, ví dụ:
+ Trách nhiệm của ngƣời sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong hệ thống sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ đa cấp. Luật các nƣớc quy định trách nhiệm này thuộc về nhà sản xuất cho dù NTD có thể đã không mua hàng hoá, dịch vụ đó trực tiếp từ nhà sản xuất 36, tr. 651 .
+ Vấn đề trách nhiệm của ngƣời tƣ vấn tài chính, tƣ vấn luật đối với khách hàng khi ngƣời này tƣ vấn sai?
+ Sản phẩm sai so với quy chuẩn chất lƣợng, khối lƣợng... thì sao?
+ Nên đặt vấn đề ngƣời sản xuất có nghĩa vụ bảo đảm chất lƣợng, số lƣợng sản phẩm theo: tiêu chuẩn mà pháp luật đề ra; tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế; tiêu chuẩn theo tập quán địa phƣơng; tiêu chuẩn do NTD yêu cầu.
Pháp luật cần có quy định nghiêm cấm bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho NTD mà pháp luật không cho phép bán hoặc cung cấp ví dụ bán rƣợu, thuốc lá cho trẻ em...
Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đòi hỏi ngƣời cung cấp phải có chuyên môn thì nghiêm cấm bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho NTD mà thiếu hiểu biết chuyên môn; vấn đề trách nhiệm của ngƣời bán, cung cấp hàng hoá, dịch vụ nếu việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó gây nguy hiểm cho NTD, cho bào thai hoặc cho ngƣời thứ ba...
Cần xác định rõ các hậu quả pháp lý khi vi phạm những nghĩa vụ trên, ví dụ ngƣời sản xuất hoặc ngƣời bán hàng phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung cấp, cả khi không có lỗi.
Nhà nƣớc cũng cần có quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái và theo dõi việc chấp hành những quy định đó của các doanh nghiệp. Nhà nƣớc cũng nên khuyến khích việc sử dụng những nguyên liệu và sản phẩm “thân môi trƣờng”, có thể tái chế đƣợc.
Về vấn đề nhãn hàng hoá, pháp luật cần quy định rõ ngƣời sản xuất phải có nghĩa vụ: hƣớng dẫn NTD sử dụng sản phẩm; có các cảnh báo về nguy hiểm của sản phẩm “warning”; cảnh báo về các tình huống có thể gây nguy hiểm cho sản phẩm. Khoản 7 Điều 4 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 mới chỉ quy định một cách chung chung: “Đối với hàng hoá, dịch vụ khi sử dụng có thể gây tác hại về sức khoẻ, ảnh hưởng xấu đến môi trường,
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải lưu ý cảnh báo trước cho NTD”.
Tuy nhiên, Nghị định chƣa quy định cụ thể trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ này nhƣ thế nào.
Về vấn đề quảng cáo không trung thực xâm phạm lợi ích của NTD, có thể nhận thấy pháp luật hiện hành của Việt Nam đã đề cập đến nhƣng chƣa đầy đủ và nằm trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vì thế, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật có liên quan đến quyền lợi NTD, cả trong lĩnh vực quảng cáo. Cần có quy định khi quảng cáo lừa dối bị phát hiện, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền có quyền yêu cầu ngƣời đã quảng cáo sai phải cải chính cho đúng trong một thời hạn cần thiết để khắc phục những ấn tƣợng sai lầm đã gây ra. Nếu không chấp hành yêu cầu trên, ngƣời đã quảng cáo sai sẽ phải chịu các hình thức xử lý vi phạm hành chính thích hợp.
Cần xây dựng Thông tƣ liên tịch Bộ Thƣơng mại, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin về kiểm soát thông tin, quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đảm bảo thông tin trung thực, chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi NTD.