Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với các hợp đồng mẫu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị (Trang 53 - 56)

hoá, dịch vụ đối với các hợp đồng mẫu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Có thể nói vấn đề quan trọng nhất của luật tiêu dùng là các quy phạm điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và NTD. Trong điều kiện thống trị của quan hệ “hàng - tiền”, NTD hầu nhƣ lúc nào cũng đóng vai trò một bên trong hợp đồng. Với lý do đó, việc BVNTD trƣớc hết phải đƣợc thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng. Trong giai đoạn hiện nay, các hợp đồng mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ tài sản 25, tr. 42 - 46 . Phần lớn các hợp đồng trong lĩnh vực thƣơng mại, bán lẻ, vận tải đều đƣợc ký kết trên cơ sở các hợp đồng mẫu. Theo đó, tất cả những điều kiện hợp đồng, quy tắc bán hàng thƣờng đƣợc soạn thảo trƣớc bởi một bên trong quan hệ hợp đồng và đƣợc sử dụng trong khi ký kết hợp đồng với nhiều khách hàng khác nhau. Ở hợp đồng kiểu này, bên mạnh hơn về kinh tế buộc bạn hàng của mình phải theo những điều kiện mà họ không có lợi. Nhiều khi các bạn hàng còn bị tƣớc luôn cả cơ hội bàn bạc về điều kiện hợp đồng. Họ bị ràng buộc vào hợp đồng mẫu đã soạn thảo từ trƣớc. Hình thức phổ biến nhất trong thực tiễn hợp đồng mẫu là: Hợp đồng giữa các nhà cung cấp hàng hoá hay sản phẩm đại trà.

Thật ra, trong các hợp đồng nhƣ vậy, lợi lộc từ sự tự do hợp đồng chỉ để cho bên mạnh hơn về kinh tế lợi dụng, còn bên kia bị tƣớc bỏ mọi khả năng tác động tới nội dung hợp đồng. Vì vậy ngƣời ta gọi nhóm các hợp đồng trên là “Hợp đồng gia nhập”. Những hợp đồng mẫu, nhờ tính thông dụng và phổ biến của nó mà trở thành tập quán thƣơng mại. Nguyên tắc tự do hợp đồng thƣờng đƣợc giải thích nhƣ là sự tự do tham gia vào các quan hệ hợp đồng và quyền tự do của các bên trong việc xác định nội dung hợp đồng.

Điều 5 Nghị định 69/2001/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được đưa ra các quy tắc trái pháp luật và ép buộc NTD trong các cam kết, trong các quy ước bán hàng, quy ước phục vụ, không được trì hoãn hoặc kéo dài việc thực hiện trách nhiệm dân sự khi vi phạm quyền lợi

của NTD. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Khoản 2

Điều 14 Luật Cạnh tranh cấm các doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi: “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng”.

“Hợp đồng mẫu” nhƣ chúng thƣờng đƣợc gọi tên trong lý luận và thực tiễn tƣ pháp là: hợp đồng làm giảm nhẹ quá trình ký kết giao kèo và tiết kiệm

sức cho cả ngƣời bán lẫn ngƣời mua. Nhiều tác giả cho rằng tiêu chuẩn hoá hợp đồng theo kiểu đó không gây phƣơng hại đến quyền của NTD. Các vi phạm chỉ có thể phát sinh khi quá lạm dụng, cho phép chủ doanh nghiệp đƣa vào hợp đồng mẫu một số điều khoản bất lợi cho NTD nhƣ các điều khoản nhằm hạn chế trách nhiệm của ngƣời bán, cho phép ngƣời bán đƣợc đơn phƣơng từ bỏ hợp đồng, hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng v.v...

Tuy nhiên, trên thực tế, việc cắt xén quyền của NTD trong các điều khoản “chung” hoặc “mẫu” của hợp đồng là hiện tƣợng rất phổ biến, khiến nhiều nƣớc tƣ bản, trong đó có Đức buộc phải tiến hành kiểm tra những hợp đồng kiểu đó với lý do NTD thƣờng thiếu kinh nghiệm cần thiết và họ thƣờng ở vào thế yếu về mặt kinh tế so với các doanh nghiệp lớn.

Ở Việt Nam, nhìn vào các hợp đồng mẫu của các công ty độc quyền nhà nƣớc, ta có thể dễ dàng thấy sự vi phạm các quyền của NTD. Từ những hợp đồng cung ứng điện, nƣớc sinh hoạt, hợp đồng thuê bao điện thoại, cáp truyền hình thƣờng chỉ thấy quy định trách nhiệm của NTD, những ngƣời trực tiếp sử dụng dịch vụ mà hoàn toàn thiếu hoặc không có những quy định về trách nhiệm của nhà cung ứng trong trƣờng hợp điện, nƣớc, điện thoại, những nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống con ngƣời hiện đại đột nhiên bị cắt mà không có lý do chính đáng, truyền hình cáp mất tín hiệu... Ví dụ, theo Khoản 6 Điều 7, Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt số 02/119810 ngày 20/7/2002 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - Công ty Điện lực thành phố Hà Nội - Điện lực Ba Đình thì bên mua điện có nghĩa vụ: “Chịu trách nhiệm quản lý từ đầu dây ra của công tơ vào nhà (đối với công tơ đặt ngoài nhà); quản lý từ đoạn dây vào đến công tơ (kể cả công tơ) thuộc địa phận quản lý của Bên mua điện

(đối với công tơ đặt trong nhà)...”. Đây là một quy định bất hợp lý, đổ trách

nhiệm cho NTD vì ngƣời sử dụng điện phải chịu trách nhiệm từ đầu dây nối với công tơ cho đến cột điện (hết ranh giới sử dụng điện của mình) trong khi không phải lúc nào ngƣời mua điện cũng ở nhà để “canh” đoạn dây từ cột điện đến công tơ của nhà mình.

Trên thực tế, trong các hợp đồng này, các bên hợp đồng thƣờng ở vào tình trạng bất bình đẳng về mặt kinh tế. NTD không chỉ bị tƣớc bỏ cơ hội thảo luận các điều kiện của hợp đồng đã đƣợc bên mạnh hơn về kinh tế quy định trƣớc,

mà trên thực tế họ còn không thể từ chối việc ký kết các hợp đồng nhƣ vậy. Ngoài quy định gián tiếp và sơ sài tại Điều 5 Nghị định 69/2001/NĐ-CP, pháp luật hiện hành Việt Nam chƣa có quy định cụ thể để BVNTD trong các hợp đồng mẫu. Do xu hƣớng của các hợp đồng mẫu đều có mục tiêu ƣu tiên bảo vệ lợi ích của nhà cung cấp nên dẫn đến tình trạng quyền tự do của NTD bị xâm phạm. Để khắc phục tình trạng này, công quyền và Nhà nƣớc phải có trình tự và thủ tục kiểm soát việc ban hành những quy tắc bán hàng của các nhà cung cấp; buộc các nhà cung cấp phải công khai hoá các quy tắc này khi ký hợp đồng và xác định hậu quả pháp lý của những vi phạm này (Yêu cầu này mới chỉ đặt ra đối với một số doanh nghiệp bán hàng (thí dụ kinh doanh bảo hiểm) chứ chƣa đƣợc đặt ra với mọi nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ).

Từ những phân tích trên, tác giả thấy cần thiết phải bảo vệ quyền lợi NTD chống lại các điều khoản bất công trong “hợp đồng mẫu” mà các nhà cung cấp thƣờng sử dụng. Việc phổ cập rộng rãi các hợp đồng mẫu đƣợc soạn thảo nhằm bảo vệ lợi ích ngƣời sản xuất hàng hoá và dịch vụ thƣờng làm xấu đi nghiêm trọng tình cảnh của NTD. Do đó, cần phải có các Quy chế đối với hợp đồng mẫu (Ở Đức còn thành lập cả một nhóm công tác nhằm soạn thảo những dự án điều chỉnh pháp luật đối với các hợp đồng mẫu). Quy chế này cần xác định yêu cầu và điều kiện công nhận sự hợp pháp của các hợp đồng mẫu; xác định thẩm quyền và thủ tục giám sát tính hợp pháp của các hợp đồng mẫu; quy định khả năng tố tụng và hậu quả pháp lý của những hành vi liên quan đến việc ban hành và áp dụng hợp đồng mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)