hoá, dịch vụ đối với chất lượng, số lượng của hàng hoá, dịch vụ
“Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể những thuộc tính (những
chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng) của chúng, được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm, hàng hoá. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ
tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng” 20, tr. 2 .
Điều 14 Pháp lệnh BVNTD quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có đăng ký kinh doanh phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng cam kết với NTD; phải thường xuyên kiểm tra về an toàn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo đếm chính xác.
Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi NTD trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn,
chất lượng hàng hoá, dịch vụ”.
Khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 4 Nghị định số 69/2001/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của ngƣời sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với chất lƣợng, số lƣợng của hàng hoá, dịch vụ: “Tạo điều kiện để NTD thực hiện việc mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ với chất lượng đảm bảo; Công bố tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng đã công bố đối với hàng hoá thuộc Danh mục phải công bố phù hợp tiêu chuẩn; Thực hiện đúng quy định về kiểm tra vệ sinh, an toàn, chất lượng; Thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác đối với hàng hoá, dịch vụ của mình theo quy định của pháp luật; Bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng phải công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng; Cung cấp hàng hoá, dịch vụ đảm bảo an toàn, không gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ của NTD”.
Điều 12, 13, 14 Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày 24/12/1999 quy định: “Hàng hoá liên quan đến thực phẩm, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, môi trường và các đối tượng khác được pháp luật quy định thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam. Chính phủ quy định việc ban hành Danh mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này phải công bố và bảo đảm hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt
Nam tương ứng; Ngoài Danh mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng tiêu
chuẩn Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh này, căn cứ vào yêu cầu quản lý chất lượng hàng hoá trong từng thời kỳ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định hàng hoá trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý phải áp dụng tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này phải công bố và bảo đảm hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng; Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định điều kiện, thủ tục công bố hàng
Pháp lệnh này quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật; bảo đảm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng đã công bố; kiểm tra chất lượng hàng hoá và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá do mình sản xuất, kinh doanh; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm trung thực, chính xác trong việc thông tin, quảng cáo về chất lượng hàng hoá của mình; phải bảo đảm hàng hoá có nhãn ghi rõ tiêu chuẩn, đặc tính, công dụng, hạn sử dụng và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá cho khách hàng; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của khách hàng về chất lượng hàng hoá của mình; thu thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng hàng hoá; bồi hoàn, bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của
pháp luật”. Điều 33 Pháp lệnh quy định: “Người nào sản xuất, kinh doanh
hàng hoá không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố; sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam mà không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; vi phạm quy định về chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về chất lượng hàng hoá, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật”.
Điều 18, 19 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm sau đối với chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá:
+ Công bố chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn phải công bố chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.
+ Bắt buộc chứng nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải chứng nhận chất lƣợng quy định và
danh mục sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra chất lƣợng phải thực hiện việc chứng nhận hoặc kiểm tra chất lƣợng đối với sản phẩm, hàng hoá trƣớc khi đƣa ra lƣu thông trên thị trƣờng.
Để đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng, sản phẩm phải đạt một mức độ chất lƣợng tối thiểu, Nhà nƣớc nào cũng có những quy định nhằm quản lý chất lƣợng hàng hoá Xem thêm 29 . Tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá là văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá, phƣơng pháp thử các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa, các yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lƣợng và các vấn đề khác có liên quan đến chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá (trách nhiệm đối với NTD, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng v.v...) 20, tr. 2 . Đến nay, Việt Nam có khoảng 6000 tiêu chuẩn Việt Nam nhƣng tỷ lệ tiêu chuẩn Việt Nam hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nƣớc ngoài tiên tiến chỉ đạt khoảng 25% 34, tr. 5 . Ví dụ, trong khi chƣa có tiêu chuẩn Việt Nam cho các sản phẩm mỹ phẩm thì các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm phải xây dựng tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất 28, tr. 1 . Đồng thời, Quyết định số 3113/QĐ-BYT ngày 11/10/1999 của Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm và phƣơng pháp thử kích ứng trên da quy định đối với các sản phẩm mỹ phẩm, thử độ kích ứng da là thử trên thỏ: “Thử kích ứng trên da là một phư- ơng pháp sinh học dựa vào mức độ phản ứng của da thỏ với chất thử so với
phần da kế bên không đắp chất thử” 27, tr. 13 . Tiêu chuẩn này không phù
hợp với thông lệ quốc tế. Tất cả các nƣớc trên thế giới hiện nay đều cấm làm thí nghiệm trên động vật mà thử trên những ngƣời tình nguyện, do đó khả năng chính xác sẽ cao hơn.
Có nhiều cách để xác định chất lƣợng hàng hoá, ví dụ: dựa vào một tiêu chuẩn chất lƣợng nhất định (tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn nƣớc ngoài); dựa vào mẫu hàng; dựa vào các thông số kỹ thuật của hàng hoá.
Ngƣời sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ giao hàng cho NTD đúng chất lƣợng đã thoả thuận. Điều khoản chất lƣợng là một nội dung chủ yếu cần
đƣợc các bên thoả thuận khi mua bán hàng hoá.
Nếu hàng hoá không đúng với chất lƣợng nhƣ thoả thuận hoặc do pháp luật quy định, ngƣời sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp phải đổi hàng hoá khác cùng loại cho bên mua, phải sửa chữa hoặc giảm giá bán.
Nếu hàng hoá đƣợc bán là vật đặc định, bên bán phải giao đúng vật đó, không đƣợc tự ý thay đổi vật hoặc một bộ phận của vật. Nếu hàng hoá là vật chính có vật phụ, thì phải chuyển giao cả vật chính và vật phụ. Trƣờng hợp hàng hóa bán hoặc cung cấp có khuyết tật hoặc chất lƣợng không tốt mà bên bán hoặc cung cấp đã thông báo cho bên mua biết, thì tài sản đem bán đƣợc coi là chất lƣợng đã bảo đảm. Đối với hàng hoá bán trong các cửa hàng đồ cũ hoặc quầy hàng bán hàng kém phẩm chất, thì phải coi đây là trƣờng hợp ngƣời bán đã thông báo trƣớc cho bên mua về khuyết tật, chất lƣợng của hàng hoá bán. Khuyết tật của hàng hoá đƣợc biểu hiện ở hai dạng: khuyết tật rõ rệt và khuyết tật ẩn giấu.
Khuyết tật rõ rệt: Là những khuyết tật ở bên ngoài hàng hoá mà mọi
ngƣời nhìn thấy đƣợc. Vì vậy, nhà sản xuất, kinh doanh có thể thông báo cho NTD biết khi mua hoặc khi nhận vật NTD phải chỉ ra khuyết tật của hàng hoá và đƣa ra các yêu cầu thích đáng đối với ngƣời sản xuất, kinh doanh. Nếu khi NTD nhận vật mua không phát hiện ra khuyết tật đó và sau một thời gian mới biết, thì ngƣời sản xuất, kinh doanh không phải chịu trách nhiệm về khuyết tật đó. Do vậy, khi giao nhận NTD phải thận trọng xem xét bên ngoài hàng hoá. Nếu NTD không xem xét kỹ lƣỡng thì phải gánh chịu thiệt hại, không đƣợc viện lý do hàng hoá bị khuyết tật để không thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
Khuyết tật ẩn giấu: Là những khuyết tật nằm bên trong hàng hoá khó
phát hiện. Ngƣời sản xuất, kinh doanh và NTD đều không phát hiện đƣợc khi mua bán hàng hoá. Khi sử dụng phải nhờ chuyên gia mới phát hiện đƣợc khuyết tật đó. Trƣờng hợp này hai bên tƣởng nhầm về hàng hoá mà không ai có lỗi. Số tiền NTD trả cho nhà sản xuất, kinh doanh là giá trị của tài sản chất lƣợng tốt nhƣng thực tế giá trị của hàng hoá không đúng với chất lƣợng nhƣ đã thoả thuận. Vì vậy, ngƣời sản xuất, kinh doanh phải giảm giá bán phù hợp với chất lƣợng thực tế của hàng hoá hoặc đổi hàng hoá cùng loại với hàng hoá đã bán. Nếu ngƣời sản xuất, kinh doanh cố ý che giấu khuyết tật của hàng hoá
làm cho NTD nhầm lẫn thì hợp đồng mua bán có thể bị vô hiệu (Điều 142 Bộ luật Dân sự).
Điều 60 Khoản 2 Luật Thƣơng mại dự liệu tình huống khi các bên không thoả thuận cụ thể về chất lƣợng hàng hoá, ngƣời bán phải giao hàng có chất lƣợng trung bình của loại hàng đó đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng tại thời điểm giao hàng. Cách quy định này hoàn toàn không đồng nhất với Điều 423 Khoản 3 Bộ luật Dân sự, ở đây mục đích sử dụng của hàng hoá là một tiêu chí quan trọng để xác định chất lƣợng hàng hoá. Nếu không đƣợc thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất lƣợng, ngƣời bán phải giao hàng với chất lƣợng phù hợp với mục đích sử dụng của hàng hoá và chất lƣợng trung bình của hàng hoá đó. Theo chúng tôi, nếu các bên không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng về chất lƣợng hàng hoá, thì việc thực hiện các nghĩa vụ trƣớc hết phải dựa vào ý chí chung của các bên. Nếu trong hợp đồng có nói đến mục đích sử dụng của hàng hoá, thì trƣớc hết phải căn cứ vào ý chí chung đó, trƣớc khi xác định chất lƣợng trung bình của hàng hoá trên thị trƣờng.
Ngƣời mua phải khẩn trƣơng kiểm tra hàng trong một thời gian hợp lý, nếu phát hiện thấy hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì kịp thời thông báo cho ngƣời bán. Để việc thanh lý hợp đồng đƣợc nhanh chóng, tuỳ theo từng loại hàng, các bên có thể thoả thuận về thời hạn thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng. Nếu hết thời hạn này mà ngƣời mua không thông báo cho ngƣời bán (ví dụ giao hàng thiếu, hàng kém chất lƣợng), thì ngƣời mua mất quyền khiếu nại, Điều 75; 241 Luật Thƣơng mại. Cách quy định này không tồn tại trong Bộ luật Dân sự. Hơn thế nữa, theo Bộ luật Dân sự ngƣời mua còn có thể thực hiện quyền lợi của mình trong một thời hạn nhất định nữa, hết thời hạn đó ngƣời mua mới mất quyền khởi kiện. Điều này cũng đúng đối với hàng giao thừa, ngƣời mua không chịu trách nhiệm về việc nhận hàng giao thừa, nếu sau khi giao nhận xong mà bên bán không có khiếu nại, Điều 65 khoản 4 Luật Thƣơng mại.
Mất quyền khiếu nại là hiện tƣợng đƣơng sự mất quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền, Điều 241 khoản 1 Luật Thƣơng mại. Tuy nhiên, sẽ là một đòi hỏi quá đáng và không thực tế, nếu luật pháp yêu cầu NTD phải kiểm tra hàng hoá và tìm ra ngay lỗi, đặc biệt khi muốn phát hiện
ra các khuyết tật nhƣ vậy cần phải có chuyên môn nhất định. Theo chúng tôi, Điều 75 Luật Thƣơng mại không nên áp dụng cho những hợp đồng bán hàng cho NTD.
Thời hạn thông báo về hàng không phù hợp với hợp đồng do các bên thoả thuận tuỳ thuộc vào đặc điểm và số lƣợng hàng hoá, đối với hoa quả tƣơi, thực phẩm mau hỏng, thời hạn này có thể đƣợc tính bằng giờ, đối với các hàng hoá khác, có thể là một số ngày hoặc tuần lễ. Nội dung thông báo phải tƣơng đối cụ thể, nêu rõ khuyết tật của hàng đã giao, ví dụ hàng đã giao có khuyết tật về chất lƣợng, số lƣợng, mẫu mã, bao bì, tránh những thông báo mang nội dung chung chung nhƣ hàng đã giao “quá kém”, “quá tồi”, “kém phẩm chất”, “không tiêu thụ đƣợc”... 32, tr. 115 .
Chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam luôn bị đe dọa, đặc biệt là đối với chất lƣợng thực phẩm. Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, từ năm 1999 đến trung tuần tháng 8/2004, toàn quốc xảy ra 1.245 vụ ngộ độc thực phẩm với 28.014 ngƣời mắc, trong đó có 333 trƣờng hợp tử vong, tỷ lệ số vụ ngộ độc do vi sinh vật cao nhất, dao động từ 32,8% đến 51,3% 35, tr. 2 . Đã có không ít những trƣờng hợp ngộ độc hoặc bị tiêu chảy do ăn phải các loại thực phẩm kém phẩm chất, uống phải các loại nƣớc giải khát mất vệ sinh, đã gây tác hại đến sức khoẻ của NTD. Trên thị trƣờng xuất hiện nhiều loại hàng kém chất lƣợng, hàng giả. Việc sử dụng những sản phẩm này đã gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của NTD.
An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền đƣợc an toàn của NTD. Có thể nói, chƣa bao giờ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở nên bức xúc, thu hút sự quan tâm, chú ý của NTD, của các ngành, các cấp có liên quan và công luận nhƣ hiện nay. Tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở nƣớc ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Thị trƣờng thực phẩm trôi nổi, tình trạng ô nhiễm thực phẩm cũng nhƣ ngộ