Khi có tranh chấp về lợi ích giữa NTD với các nhà kinh doanh, việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ là rất khó. Nhiều nƣớc đã phải có những cơ chế đặc biệt để điều chỉnh mối quan hệ này nhằm bảo đảm quyền bình đẳng thực sự trƣớc pháp luật của NTD. Một trong những cơ chế nhƣ vậy là việc quy định thủ tục rút gọn (summary procedure) trong giải quyết những tranh chấp về quyền lợi giữa NTD và ngƣời sản xuất, kinh doanh. Thủ tục rút gọn đƣợc hiểu là việc giải quyết tranh chấp của NTD chỉ do một Thẩm phán tiến hành giải quyết mà không cần phải mở phiên toà nhƣ thủ tục thông thƣờng, không có hội đồng xét xử, không có luật sƣ tham gia tố tụng, thời gian giải quyết ngắn và sau khi quyết định xong, quyết định của Thẩm phán sẽ có hiệu lực ngay, các đƣơng sự không có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm. Thủ tục này sẽ khắc phục đƣợc những bất hợp lý của thủ tục tố tụng thông thƣờng hiện nay nhƣ: thủ tục rƣờm rà, thời gian giải quyết kéo dài qua nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm, phúc thẩm với thời gian vài tháng v.v... nên rất tốn kém về thời gian và tiền của. Theo chúng tôi, quy định thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự hiện nay là hết sức cần thiết, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của thực tiễn xét xử cũng nhƣ lợi ích chính đáng của NTD khi có tranh chấp mà tranh chấp đó có đủ điều kiện để áp dụng thủ tục
rút gọn 6 .
Về thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án, nên cho phép bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào phát hiện ra hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của NTD cũng có quyền khởi kiện ra toà. Điều 162 Bộ luật Tố tụng Dân sự ngày 15/6/2004 quy định “Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước”, có nêu ra
quyền của một số cơ quan, đoàn thể nhƣ: Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn... có quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của những đối tƣợng có liên quan đến các tổ chức trên (Khoản 1, khoản 2), nhƣng lại không nêu quyền của tổ chức NTD các cấp trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của NTD. Khoản 3 Điều 162 Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng chỉ quy định một cách chung chung: “Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ
trách”. Một trong tám quyền của NTD là quyền đƣợc lắng nghe hay còn gọi
là quyền đƣợc có đại diện cũng đề cập đến việc NTD có quyền bày tỏ quan điểm thông qua đại diện, kể cả những tranh chấp cần đƣợc giải quyết trƣớc toà án. Ở nhiều nƣớc, tổ chức NTD có quyền đại diện cho đông đảo NTD khởi kiện một cá nhân hay tổ chức gây ra những hành động tác hại tới lợi ích NTD.
“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD là trách nhiệm chung của
toàn xã hội” (Điều 2 Pháp lệnh BVNTD), trong đó có các cơ quan chức năng
của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, các tổ chức NTD với chức năng bảo vệ quyền lợi NTD cũng cần có quyền thay mặt NTD để khởi kiện những việc phƣơng hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Quyền đó cần đƣợc pháp luật công nhận và nên đƣợc thể hiện trong Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Pháp luật nên có quy định bất kỳ ngƣời bị hại nào, dù ngƣời đó không có quan hệ hợp đồng với ngƣời bán hàng hoặc giữa hai bên không có mối quan hệ hợp đồng nào cũng đƣợc thừa nhận có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do hàng hoá, dịch vụ gây ra. Ngƣời bị hại có quyền đƣa đơn kiện trực tiếp ngƣời sản xuất mặt hàng kém chất lƣợng.
bị lừa dối vì lỗi hoặc vì các quảng cáo rõ ràng là giả dối với những NTD đơn giản là không hài lòng khi mua hàng.
Điều này đòi hỏi phải sớm có những thủ tục giải quyết các khiếu nại cụ thể và phải có một hệ thống tổ chức trong toàn quốc để giải quyết kịp thời các khiếu nại của NTD, bồi thƣờng thích đáng từ phía sản xuất, kinh doanh (hàng kém chất lƣợng, hàng mất an toàn vệ sinh, dịch vụ không đáp ứng yêu cầu v.v...). Các cơ quan nhà nƣớc cần thiết lập một mạng lƣới chuyên lo việc giải quyết khiếu nại hoặc có thể thu hút những văn phòng khiếu nại của hệ thống các Hội Tiêu chuẩn và BVNTD vẫn đang hoạt động hơn 10 năm nay tham gia vào hoạt động chung này.
Cần xác định rõ trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo của NTD. Ví dụ Bộ Y tế có trách nhiệm gì khi NTD khiếu nại về giá thuốc quá cao so với giá thị trƣờng (30% thậm chí 100%).
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết các khiếu nại, tố cáo; xử lý các vi phạm pháp luật về BVNTD nhƣ: Hình thành hệ thống giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quyền lợi NTD từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.