Những hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm trong quảng cáo căn hộ chung cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quảng cáo căn hộ chung cư trên thị trường bất động sản ở việt nam (Trang 72 - 75)

chung cư

Luật quảng cáo năm 2012 đã liệt kê một loạt các hành vi bị cấm, cĩ thể tổng hợp lại các hành vi bị cấm trong pháp luật quảng cáo nĩi chung và quảng cáo căn hộ chung cư nĩi riêng như sau:

Các hành vi xâm phạm bí mật nhà nƣớc, chủ quyền quốc gia

Đĩ là các hành vi quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phịng; gây ảnh hưởng xấu đến sự tơn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hĩa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước…

Cĩ thể lấy ví dụ như một quảng cáo dự án căn hộ chung cư X, khi đề cập đến vị trí địa lý của dự án cĩ chiếu bản đồ Việt Nam nhưng thiếu hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Như vậy, nội dung quảng cáo trên cĩ thể gây phương hại đến chủ quyền quốc gia, là một quảng cáo vi phạm pháp luật.

Các hành vi vi phạm trật tự xã hội, văn hĩa, đạo đức, thuần phong mỹ tục

Đĩ là các quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hĩa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; làm ảnh hưởng đến mỹ quan đơ thị, trật tự an tồn giao thơng, an tồn xã hội; kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật; quảng cáo tạo cho trẻ em cĩ suy nghĩ, lời nĩi, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an tồn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em, v.v…

Các quảng cáo căn hộ chung cư, rao vặt bất động sản dán đầy trên các bức tường, cột điện chen chúc cùng với những dịng chữ đen kịt khoan cắt bê tơng là các minh chứng “hùng hồn” về các quảng cáo thiếu thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến mỹ

quan đơ thị. Nĩ làm cho quảng cáo vốn là sản phẩm văn hĩa trở thành “rác đơ thị”, gây phản cảm cho người tiếp nhận thơng tin quảng cáo.

Các hành vi xâm phạm đến lợi ích của tổ chức cá nhân khác và ngƣời tiêu dùng

Cĩ thể kể đến các hành vi thuộc nhĩm này như: Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; quảng cáo khơng đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hĩa, về số lượng, chất lượng, giá, cơng dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hố, dịch vụ; hoặc hành vi ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn, Quảng cáo so sánh; Quảng cáo cĩ sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ cĩ ý nghĩa tương tự mà khơng cĩ tài liệu hợp pháp chứng minh, v.v…

Quảng cáo sai sự thật hay quảng cáo khơng đúng hoặc gây nhầm lẫn về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, cơng dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hố, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hố, dịch vụ là hoạt động quảng cáo bị cấm theo Luật thương mại năm 2005 (khoản 7 Điều 109), Luật quảng cáo năm 2012 (khoản 9 Điều 8). Nếu vi phạm, thương nhân sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ đối với hành vi quảng cáo sai sự thật hay quảng cáo khơng đúng hoặc gây nhầm lẫn đối với hàng hố, dịch vụ mà thương nhân cung cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, khi tiếp nhận thơng tin từ bất cứ quảng cáo về hàng hố, dịch vụ nào, người tiếp nhận thơng tin đều cảm thấy khơng thể tin tưởng vào độ chính xác của những thơng tin được cung cấp. Rất nhiều chi tiết trong quảng cáo được thổi phồng, nĩi quá so với thực chất của hàng hố, dịch vụ với mục đích gây sự chú ý cho khách hàng. Cĩ thực trạng này là bởi vì một trong những tính chất của quảng cáo được pháp luật cho phép là tính khoa trương hay tính tự đề cao. Đặc điểm này của quảng cáo cĩ thể mang lại phiền tối cho cơng chúng trong khi đánh giá tính chính xác, trung thực của thơng tin. Vì thế, khoa trương như thế nào để khơng bị coi là sai sự thật, khơng bị coi là quảng

cáo khơng đúng hay gây nhầm lẫn đang là một thách thức trong việc quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại. Nếu khơng cĩ sự quản lí chặt chẽ và tiêu chí cụ thể, rõ ràng, ranh giới này là khá mong manh và dễ bị xâm phạm. Tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, người tiêu dùng cĩ quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hĩa, dịch vụ khơng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hĩa, dịch vụ đã cơng bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết [22, Khoản 6, Điều 8] và quy định chi tiết về các hành vi bị cấm thơng qua hoạt động quảng cáo [22, Điều 10].

Quy định cấm quảng cáo bằng phương pháp so sánh khơng rõ ràng và hợp lí. Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 và Luật quảng cáo năm 2012, quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác là hoạt động quảng cáo bị cấm (khoản 6 Điều 109 Luật thương mại năm 2005, khoản 10 Điều 8 Luật quảng cáo năm 2012.

Như vậy, chỉ khi thương nhân quảng cáo so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác mới bị cấm quảng cáo. Tuy nhiên, cần phải làm rõ khái niệm “quảng cáo so sánh”, bởi vì trên thực tế, cĩ thể thương nhân khơng so sánh trực tiếp nhưng người tiếp nhận thơng tin vẫn nhận biết được hàng hố, dịch vụ sự so sánh này trong quảng cáo. Việc làm này cĩ nguy cơ gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế cũng như hình ảnh của thương nhân bị so sánh với tư cách là đối thủ cạnh tranh của thương nhân quảng cáo nhưng lại khơng bị cấm theo pháp luật hiện hành.

Các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong quảng cáo

Các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ trong quảng cáo là các hành vi quảng cáo cĩ sử dụng hình ảnh, lời nĩi, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đĩ đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đĩ, nếu khơng đều là hành vi vi phạm.

Tại Việt Nam, Thương nhân cĩ quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật theo quy định của Luật thương mại năm 2005 [27, Điều 108].

Ngồi ra, theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 37/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì “Việc sử dụng

sản phẩm quảng cáo thương mại cĩ chứa đựng những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đĩ.”

Xử lý vi phạm pháp luật trong quảng cáo căn hộ chung cƣ

Đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo thì tùy theo tính chất, mức độ mà người vi phạm cĩ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. Theo quy định tại Điều 11 Luật Quảng cáo năm 2012 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm pháp luật quảng cáo mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 168 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 cũng cĩ quy định về chế tài hình sự đối với hành vi quảng cáo gian dối, theo đĩ: “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hĩa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xĩa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội cịn cĩ thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm” [20, Điều 197]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quảng cáo căn hộ chung cư trên thị trường bất động sản ở việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)