6. Kết cấu của Luận văn
1.2. Cam kết trong các hiệp định về hàng rào kỹ thuật về môi trƣờng
1.2.1.1. Hiệp định GATT
Đối với GATT đươc hình dung như một luật chung bao gồm cả TBT và SPS. Cụ thể thỉ GATT chỉ quy định khái quát về vấn đề môi trường như tại:
Các Điều XX(b) và XX(g) của GATT về Các ngoại lệ chung đã giải quyết vấn đề này khi đưa ra những quy định cần thiết để cân bằng giữa một bên là việc tự do hóa thương mại, với bên còn lại là quyền tự quyết của các quốc gia trong việc ban hành các chính sách nội địa về bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, cụ thể như sau:“Các ngoại lệ chung,với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký
kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật;(g) liên quan đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt nếu những biện pháp có hiệu lực cùng với việc hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước.”
Có thể nhận thấy theo quy định của GATT, hai ngoại lệ trong việc áp dụng các biện pháp môi trường liên quan đến thương mại được quy định bao gồm: Các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và đời sống của con người, động vật hoặc thực vật, và các biện pháp liên quan đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt nếu những biện pháp có hiệu lực cùng với việc hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước.
Điều XX(b) của GATT,có thể nói căn cứ quan trọng nhất để áp dụng ngoại lệ tại Điều XX(b) của GATT chính là việc xác định tính cần thiết của biện pháp được đưa ra đối với sức khỏe và đời sống của con người, động vật và thực vật. Dưới đây là một số vụ việc trong WTO mà khái niệm về tính cần thiết đã được đề cập và phân tích cụ thể.
Vụ Thái Lan – Thuốc lá: Vụ tranh chấp này do Hoa Kỳ khởi xướng, liên quan đến việc Thái Lan ban hành lệnh cấm đối với thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu dựa trên quy định tại Điều XX(b) của GATT. Phía Hoa Kỳ cáo buộc rằng việc Thái Lan căn cứ vào ngoại lệ này để cấm nhập khẩu thuốc lá là không thỏa đáng. Trong khi đó, Thái Lan khẳng định rằng lệnh cấm này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước những thành phần có hại trong thuốc lá nhập khẩu và giảm thiểu việc tiêu thụ thuốc lá tại quốc gia này.
Ban Hội thẩm của WTO đã kết luận rằng việc Thái Lan cấm nhập khẩu thuốc lá từ nước ngoài, trong khi đó vẫn cho phép việc buôn bán thuốc lá nội địa, không phải là biện pháp “cần thiết” để bảo vệ sức khỏe và đời sống con người. Việc cấm nhập khẩu thuốc lá chỉ được coi là biện pháp cần thiết nếu: Không có biện pháp thay thế nào theo các quy định của GATT, hoặc có biện pháp thay thế không tuân
theo các quy định của GATT nhưng có thể được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chính sách về sức khỏe[5, tr15].
Trong vụ việc này, một trong những lý do mà Thái Lan đưa ra để cấm nhập khẩu thuốc lá là nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng trước “những thành phần có hại trong thuốc lá”. Do đó, Ban Hội thẩm cho rằng Thái Lan có thể áp dụng biện pháp cần thiết khác theo quy định của GATT để đạt được mục đích này, ví dụ như đưa ra yêu cầu về việc dán nhãn hoặc công bố thông tin về thành phần đối với các sản phẩm thuốc lá[5, tr20]. Bằng cách đó, Thái Lan vẫn có thể giải quyết được những lo ngại về chất lượng của các sản phẩm của thuốc lá, từ đó đạt được mục đích bảo vệ cộng đồng khỏi các thành phần có hại trong thuốc lá nhập khẩu.
Đối với lý do còn lại là giảm thiểu việc tiêu thụ thuốc lá ở Thái Lan, Ban Hội thẩm khuyến nghị rằng Thái Lan có thể đưa ra lệnh cấm quảng cáo đối với cả thuốc lá nhập khẩu và thuốc lá trong nước [5, tr21]. Mặc dù lệnh cấm này có thể dẫn đến cơ hội cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà sản xuất thuốc lá Thái Lan và các nhà sản xuất thuốc lá ở nước ngoài (vi phạm quy định tại Điều III.4 của GATT), nhưng đây có thể được coi là biện pháp cần thiết và không thể tránh khỏi theo Điều XX(b), vì đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhu cầu tiêu thụ thuốc lá bị ảnh hưởng chủ yếu từ các quảng cáo thuốc lá.
Như vậy, theo vụ việc này, một biện pháp môi trường có thể được coi là cần thiết theo Điều XX(b) của GATT nếu không có biện pháp nào khác sẵn có một cách hợp lý.Ngoại lệ tại Điều XX(g) của GATT được xây dựng dựa trên hai khái niệm chính: biện pháp liên quan và có hiệu lực đồng thời cùng với việc hạn chế sản xuất và tiêu dùng trong nước.Biện pháp liên quantại Điều XX(g) được hiểu một cách phân biệt với khái niệm “biện pháp cần thiết” theo Điều XX(b). Nhiều báo cáo giải quyết tranh chấp đã cho thấy hai khái niệm này không tương đương, cụ thể như sau:
Trong vụ Hoa Kỳ - Nhiên liệu cải tiến, khái niệm “liên quan” đã được Ban Hội thẩm giải thích là “chủ yếu hướng đến”. Vụ việc này xuất phát từ việc Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ (Environmental Protection Agency – “EPA”) ban
hành Quy định về Nhiên liệu tuân thủ các đặc tính được quy định trong Đạo luật về Không khí Sạch năm 1990. Đạo luật này quy định rằng nhiên liệu thông thường tối thiểu phải đạt chuẩn sạch theo từng cấp độ cơ sở, các cấp độ này được quy định khác nhau đối với các chủ thể khác nhau. Trong đó, cấp độ cơ sở áp dụng cho các đơn vị tinh chế trong nước hoạt động từ sáu tháng trở lên được thiết lập bởi chất lượng nhiên liệu của chính đơn vị này; còn cấp độ cơ sở áp dụng cho các đơn vị tinh chế nước ngoài (và các đơn vị tinh chế nhiên liệu trong nước hoạt động dưới sáu tháng) được thiết lập bởi EPA và phản ánh chất lượng nhiên liệu trung bình của Hoa Kỳ. Venezuela và Brazil khiếu nại rằng các quy định này không tuân thủ Điều III của GATT khi Hoa Kỳ đã đặt ra những yêu cầu nghiêm khắc hơn cho nhiên liệu nhập khẩu so với nhiên liệu trong nước.
Ban Hội thẩm cho rằng không khí sạch là một loại tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt. Tuy nhiên, trong vụ việc này, chính sách áp dụng các cấp độ cơ sở đối với nhiên liệu mà Hoa Kỳ đưa ra không “chủ yếu hướng đến” việc bảo tồn không khí sạch. Cụ thể, việc thiết lập các quy định về cấp độ cơ sở đối với các loại nhiên liệu nhập khẩu có tính chất hóa học tương tự như nhiên liệu trong nước không có “mối quan hệ trực tiếp” với “mục tiêu cải thiện chất lượng không khí của Hoa Kỳ”. Do đó, biện pháp này không được coi là một “biện pháp liên quan.