Hiệp định TBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 28 - 33)

6. Kết cấu của Luận văn

1.2. Cam kết trong các hiệp định về hàng rào kỹ thuật về môi trƣờng

1.2.1.2. Hiệp định TBT

Trong phạm vi nghiên cứu này,đối với hiệp định TBT quy định các Quy định, tiêu chuẩn kĩ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp cần xét đến các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT bao gồm: (i) không phân biệt đối xử, (ii) loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại, (iii) hài hòa hóa, (iv) công nhận lẫn nhau và tương đương, (v) minh bạch, và (vi) hỗ trợ kỹ thuật và đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia đang phát triển.

(i) Không phân biệt đối xử

Nguyên tắc về không phân biệt đối xử (non-discrimination) trong WTO, mà cụ thể là nguyên tắc tối huệ quốc (most favoured nation) và nguyên tắc đối xử quốc

gia (national treatment), cũng được áp dụng trong Hiệp định TBT. Theo Hiệp định TBT, chính phủ của các quốc gia phải đảm bảo rằng các rào cản kỹ thuật trong thương mại không được áp dụng một cách phân biệt giữa các nhà sản xuất nước ngoài và nhà sản xuất trong nước (theo hướng ưu đãi hơn cho nhà sản xuất trong nước), hoặc giữa các nhà sản xuất nước ngoài với nhau. Nguyên tắc này được đặt ra đối với việc áp dụng của cả 3 loại rào cản kỹ thuật, do giới hạn về thời gian và dung lượng nên trong nội dung của luận văn này chỉ liệt kê tổng quát:

- Đối với các tiêu chuẩn: Phụ lục 3.D; - Đối với các quy chuẩn kỹ thuật: Điều 2.1;

- Đối với các quy trình đánh giá sự phù hợp: Điều 5.1.1.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử từng được đề cập tới trong vụ tranh chấp Hoa Kỳ - Thuốc lá thơm. Vụ tranh chấp này liên quan đến việc Hoa Kỳ cấm sản xuất hoặc buôn bán các loại thuốc lá mà trong thành phần có các mùi vị không phải là thuốc lá hoặc bạc hà. Mục đích của lệnh cấm này là nhằm giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá trong giới trẻ. Indonesia đã khiếu nại rằng quy định trên đã cản trở quốc gia này xuất khẩu thuốc lá thơm sang Hoa Kỳ. Họ lập luận rằng việc cấm thuốc lá có vị thơm mà không cấm thuốc lá có vị bạc hà là phân biệt đối xử.

Trong vụ việc này, các sản phẩm thuốc lá thơm được nhập khẩu chủ yếu từ Indonesia, trong khi đó, các sản phẩm thuốc lá có vị bạc hà được sản xuất chủ yếu tại Hoa Kỳ. Dựa vào mối quan hệ cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau, phán quyết cuối cùng đã xác định rằng thuốc lá thơm nhập khẩu từ Indonesia và thuốc lá vị bạc hà sản xuất tại Mỹ là các sản phẩm tương tự. Như vậy, việc đưa ra quy định cấm sản xuất và buôn bán các loại thuốc lá thơm mà không cấm đối với các loại thuốc lá vị bạc hà là sự phân biệt đối xử, vi phạm nguyên tắc của Hiệp định TBT.

(ii) Loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại

Hiệp định TBT cũng đặt ra một nguyên tắc cơ bản khác, đó là loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại. Các thành viên WTO có thể quyết

định mức độ của các biện pháp bảo vệ mà họ cảm thấy thỏa đáng để thực hiện các mục đích hợp pháp như bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người, động thực vật và môi trường. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng phải đảm bảo được sự cân bằng giữa việc bảo vệ con người, bảo vệ môi trường với tự do thương mại. Do đó, chúng không được tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

Nguyên tắc này được đặt ra với cả ba loại rào cản thương mại, tuy nhiên việc áp dụng đối với từng loại không giống nhau:

- Đối với các tiêu chuẩn: Phụ lục 3.E

Có thể thấy rằng, với các tiêu chuẩn, việc loại bỏ những cản trở không cần thiết đối với thương mại quốc tế không được nêu trong Điều 3 của Hiệp định TBT hay trong bất kỳ quyết định nào của hội đồng hay Cơ quan Phúc thẩm của WTO. Tuy nhiên, do sự tương đồng giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, có thể coi rằng việc áp dụng của nguyên tắc này đối với tiêu chuẩn sẽ tương tự như đối với quy chuẩn kỹ thuật.

- Đối với các quy chuẩn kỹ thuật: Điều 2.2

Với các quy chuẩn kỹ thuật, việc loại bỏ những cản trở không cần thiết đối với thương mại quốc tế theo Điều 2.2 nêu trên phải: (i) không hạn chế thương mại quá mức cần thiết để đạt được một mục tiêu chính sách, và (ii) đảm bảo được mục đích hợp pháp, mà trong đó có cân nhắc đến những rủi ro mà việc không đảm bảo có thể gây ra.

- Đối với các quy trình đánh giá tính phù hợp: Điều 5.1.2

Tuy nhiên, đây là một nguyên tắc rất khó để áp dụng nếu không xác định được những yếu tố như tính hợp pháp của mục đích, tính cần thiết và tính hợp lý. Các yếu tố này thường được xác định như sau:

(iii) Hài hòa hóa

Theo quy định của Hiệp định TBT, các thành viên có nghĩa vụ tham gia vào công cuộc tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đối với các sản phẩm mà mình áp dụng

hoặc dự định áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá tính phù hợp. Nguyên tắc về hài hòa hóa được quy định cụ thể trong Hiệp định TBT như sau:

- Đối với các tiêu chuẩn: Phụ lục 3.F-3.G; - Đối với các quy chuẩn kỹ thuật: Điều 2.1-2.6;

- Đối với các quy trình đánh giá tính phù hợp: Điều 5.4 và Điều 5.5.

Các quốc gia thành viên WTO được khuyến khích tham gia vào việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn quốc tế và thống nhất sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ để đặt ra các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nội địa. Nguyên tắc hài hòa hóa được dựa trên quan điểm cho rằng: (i) nếu các quốc gia thành viên cùng sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ làm giảm sự gián đoạn trong thương mại, và (ii) các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ mức độ hài hòa hóa.

Trong vụ Hoa Kỳ - Cá ngừ II, cơ quan giải quyết tranh chấp đã xem xét việc áp dụng khái niệm “an toàn cho cá heo”. Kết luận được đưa ra là định nghĩa và chứng nhận “an toàn cho cá heo” theo Hiệp định về Chương trình Bảo tồn Cá heo Quốc tế không phải là một tiêu chuẩn quốc tế, vì chỉ có những quốc gia được mời mới có thể gia nhập Hiệp định này. Như vậy, Hoa Kỳ không bắt buộc phải căn cứ vào những quy định trong Hiệp định trên để đưa ra các rào cản kỹ thuật.

Cần lưu ý rằng Điều 2.5 Hiệp định TBT còn có mối quan hệ với Điều 2.2, cụ thể, nếu một quốc gia thành viên WTO thông qua hoặc áp dụng một quy chuẩn kỹ thuật nhằm đạt được một mục đích hợp pháp theo Điều 2.2, và biện pháp này hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, thì nó sẽ được coi là không gây ra cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế. Như vậy, các tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo ra “hàng rào” đầu tiên mà một quốc gia phải vượt qua khi muốn khiếu nại về việc một rào cản thương mại gây ra những cản trở không cần thiết.

Các quốc gia được khuyến khích chấp nhận những tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương đương với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật của mình, ngay cả khi có sự khác biệt, miễn là các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật đó cùng hướng đến một mục tiêu. Tương tự, các quy trình đánh giá tính phù hợp tương đương cũng được khuyến khích chấp nhận, miễn là các quy trình đó đảm bảo được sự phù hợp của các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương đương. Nguyên tắc này được quy định cụ thể trong Hiệp định TBT như sau:

- Đối với các tiêu chuẩn: Điều 6.1;

- Đối với các quy chuẩn kỹ thuật: Điều 2.7;

- Đối với các quy trình đánh giá tính phù hợp: Điều 6.

Việc công nhận lẫn nhau của các quốc gia đối với những rào cản kỹ thuật sẽ giúp các quốc gia vừa đạt được mục đích hợp pháp mà mình hướng đến, vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đối với quy trình đánh giá tính phù hợp. Tuy nhiên, hiệu quả của nguyên tắc này vẫn còn bị hoài nghi, do mức độ công nhận lẫn nhau có thể không tương đồng giữa các quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau.

(v) Minh bạch

Minh bạch là một trong những nguyên tắc chủ đạo khác của Hiệp định TBT, được quy định tại:

- Đối với các tiêu chuẩn: Phụ lục 3.J và 3.Q;

- Đối với các quy chuẩn kỹ thuật: Điều 2.9 và Điều 2.10;

- Đối với các quy trình đánh giá tính phù hợp: Điều 5.5 và Điều 10.

Theo đó, việc soạn thảo nội dung và việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá tính phù hợp phải được công khai, và công chúng (bao gồm cả các quốc gia thành viên khác) phải được có cơ hội để góp ý đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá tính phù hợp đó. Quy trình

thông báo trong Hiệp định TBT là một nhóm quy định quan trọng nhằm đảm bảo nguyên tắc minh bạch.

(vi) Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia đang phát triển

Nhận thức được những khó khăn và thách thức đối với các quốc gia đang phát triển trong việc áp dụng và thực thi những nguyên tắc trên, Hiệp định TBT cũng đã đưa ra các quy định về việc hỗ trợ kỹ thuật và đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho những quốc gia này (Điều 11 và Điều 12).

Điều 11 yêu cầu các quốc gia đưa ra những tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật đối với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Quy định này bao gồm các hỗ trợ về việc thành lập cơ quan trong nước về tiêu chuẩn hóa hoặc đánh giá tính phù hợp, hoặc hỗ trợ để thiết lập khung pháp lý theo nghĩa vụ trong WTO. Các quốc gia thành viên cũng được yêu cầu đưa ra những tư vấn về việc soạn thảo các quy chuẩn kỹ thuật, những hướng dẫn để đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật, và những bước cần thiết để các nhà sản xuất có thể tiếp cận hệ thống đánh giá tính phù hợp. Hiệp định TBT cũng đưa ra những quy định chung đối với việc ưu tiên cho nhu cầu của các nước kém phát triển.

Điều 12 của Hiệp định TBT quy định về việc đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó Điều 12.1 và Điều 12.2 nêu ra nguyên tắc chung, còn các quy định đối với từng vấn đề cụ thể được nêu tại các Điều từ 12.3 đến 12.10: Như về ngoại lệ thời gian, kiểm tra định kỳ.

Trên thực tế, WTO khuyến khích các quốc gia phát triển cung cấp thông tin về những đối xử đặc biệt và khác biệt mà mình đã dành cho các quốc gia đang phát triển, và khuyến khích các quốc gia đang phát triển tự đánh giá về lợi ích mà mình nhận được từ những đối xử này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)