6. Kết cấu của Luận văn
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật về mô
2.2.2. Các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc bảo vệ môi trường
a. Các quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới môi trường tại Việt Nam
Căn cứ theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006, các Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành các quy chuẩn kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền. Dưới đây là thống kể cụ thể về các nhóm mặt hàng và từng văn bản pháp luật quy phạm cụ thể được thể hiện trong Bảng 2.1:Bảng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo nhóm mặt hàng nhập khẩu(xem thêm phụ lục).
Từ đó thấy được rằng, hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, mặc dù áp dụng đối với cả sản phẩm nhập khẩu, tuy nhiên, các hệ thống quy định này lại mới chỉ tập trung vào khâu chế biến, sản xuất, do chưa có hệ thống quy định về truy suất nguồn gốc sản phẩm, nên những quy định này chỉ áp dụng được đối với sản phẩm chế biến và sản xuất trong nước.
b. Chứng nhận an toàn sinh học với sản phẩm biến đổi GEN
An toàn thực phẩm là vấn đề cốt lõi trong các quy định về thực phẩm thuộc Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên quan tới vấn đề môi trường, các sản phẩm thực phẩm phải được truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung cấp, từ lúc khai thác nguồn tài nguyên, chế biến, đống gói, vận chuyển và lưu kho để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho phép. Ngưỡng giới hạn đối với loại chất nhiễm khuẩn phải tránh được các tác động tiêu cực lên chất lượng của sản phẩm và rủi ro đối với sức khỏe con người, kiểm soát toàn bộ công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm lên thực phẩm, tăng cường hiệu quả của việc thu hồi các thực phẩm bị ô nhiễm.
Đối với các sinh vật biến đổi gen, và thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen vẫn cần có thời gian để trả lời cho câu hỏi liệu những công nghệ này có thật sự là những tiến bộ khoa học giảm được những thách thức về an ninh lương thực, an toàn cho con người và giải quyết sự khan hiếm về nguồn đất, nước và tài nguyên thiên nhiên. (Floros et al., 2010). Do đó, việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến
đổi vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Nhiều nước đã ban hành những quy định pháp luật yêu cầu về dán nhãn cho những sản phẩm này.
Về pháp luật, Việt Nam ban hành Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm cả những sản phẩm nhập khẩu. Ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An Toàn Thực phẩm. Liên quan tới vấn đề môi trường, quy định này phạm vi điều chỉnh là bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi Gen. Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2007 về việc phê duyệt “đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020” trong đó có mục tiêu nhập khẩu công nghệ sinh học hiện đại của nước ngoài. Quyết định này là cơ sở để Việt Nam nhập khẩu, cũng như tạo ra những sản phẩm biến đổi GEN. Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21 tháng 04 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030.
Thực phẩm biến đổi Gen đã được lưu hành trên thị trường với một số lượng tương đối lớn, Theo điều tra của Tổng cục tiêu chuẩn đô lường chất lượng năm 2009 với 323 mẫu sản phẩm sơ chế có nguồn gốc từ khoai tây, gạo, đậu hà lan, ngô đã có 111 mẫu dạng biến đổi GEN[12, tr25].
c. Dán nhãn hàng hóa bắt buộc - Nhãn công nghệ sinh học bắt buộc
Đứng dưới góc độ quản lý, một vài quốc gia trong đó có Việt Nam có yêu cầu hoặc đã đề xuất việc dán nhãn bắt buộc cho các sản phẩm thực phẩm có chứa hoặc có thành phần từ công nghệ sinh học. Chi tiết các quy định này, cũng như cơ chế thực hiện thay đổi tùy từng quốc gia. Bản chất của các quy định bắt buộc này là làm giảm hoặc ngăn cản việc nhập khẩu sản phẩm thuộc phạm vi của quy định vào đất nước đó.
Việc dán nhãn bắt buộc này tạo ra những tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu do nhiều lý do. Lý do thứ nhất là những sản phẩm có dán nhãn công nghệ sinh
học này sẽ tạo ra hình ảnh trong mắt người tiêu dùng là những sản phẩm này khác hoặc ít an toàn hơn những sản phẩm không được dán nhãn. Lý do thứ hai là dán nhãn công nghệ sinh học bắt buộc làm tăng chi phí của sản phẩm, điều này tác động đến người tiêu dụng và những ngành công nghiệp sử dụng sản phẩm này làm nguyên liệu đầu vào. Lý do thứ ba là nhiều quốc gia thiếu một cơ chế ổn định và minh bạch thực thi với các yêu cầu dán nhãn sinh thái bắt buộc với sản phẩm dùng công nghệ sinh học, điều này có tác động tiêu cực tới thương mại hóa sản phẩm này. Với một vài quốc gia thì ảnh hưởng tiêu cực này còn được bổ sung thêm khi công ty phải thay đổi công thức chế biến sản phẩm để loại bỏ thành phần có chứa công nghệ sinh học, cộng thêm chi phí [8], tìm thành phần thay thế có thể đắt đỏ hoặc khan hiếm và hầu hết, tất cả những chi phí này sẽ tính vào giá bán sản phẩm.
Về các quy định pháp luật, việc ghi nhãn đối với hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi Gen được quy định tại Điều 43, nghị định 69/2010/NĐ – CP ngày 21/06/2010 trong đó quy định tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị trường với tỷ lện lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan tới sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa. Mức 5% hiên đang được nhiều quốc gia áp dụng[8, tr.12-14].
- Nhãn năng lượng bắt buộc
Hoạt động tiết kiệm năng lượng cũng được nhà nước quan tâm. Năm 2010 Quốc hội thông qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó có đề cập đến quy định về dán nhãn năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Để đẩy mạnh hoạt động sử dụng sử lượng tiết kiêm và hiệu quả, ngày 02/12/2012, Chính phủ đã ban hành quyết định 1427/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015. Tiếp theo đó, quyết định số 78/2013/QĐ- TTg ngày 25/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới, đồng thời, việc nhập khẩu hoặc sản xuất các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ không được phép[20, tr.41-42].
Triển khai việc dán nhãn năng lượng, Bộ công thương ban hành thông tư số 07/2012/TT – BCT ngày 04/04/2012 quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó có quy định về việc đăng ký, đánh giá, cấp giấy chứng nhận, đình chỉ, thu hồi, chỉ định tổ chức thử nghiệm và thực hiện việc dán nhãn năng lượng cho các thiết bị, phương tiện thuộc danh mục ban hành [21].Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 về việc quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương[22, tr25].
d. Nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, sản phẩm đã qua sử dụng Việt Nam có quy định cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, có khá nhiều văn bản quy định liên quan đến vấn đề này như: Quyết định số 73/2014/QĐ – TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Nghị định số 38/2015/NĐ –CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư số 41/2015/TT – BTNMT ngày 09/09/2015 của Bộ TNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và một số quy chuẩn kỹ thuật cho phế liệu nhập khẩu.
Các Quyết định của Bộ TNMT về chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tổ chức đủ điều kiện giám định đối với phế liệu nhập khẩu, thủ tục hải quan, danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.Điều kiện để được phép nhập khẩu phế liệu bao gồm: Phải có kho lưu giữ, bãi lưu giữ; công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý; công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; ký quỹ và cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Bên cạnh các văn bản quy định chung quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu, thì cũng có những văn bản quy định đối với những hàng hóa cụ thể, như: Quyết định số 18/2016/QĐ – TTg ngày 06/05/2016 quy định các trường hợp cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Quy định này cho phép những sản phẩm IT nào đã qua sử dụng đạt quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật thì được phép nhập khẩu.
e. Nhập khẩu tầu biển
Ngành công nghiệp phá dỡ tàu cũ bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 tại một số nước công nghiệp như Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, ngay nay, hoạt động này dịch chuyển sang một số nước Châu Á như Ấn Dộ, Đài Loan, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam. Nhu cầu nguồn nguyên liệu sản xuất sắt, thép ở Việt Nam rất lớn và việc nhập khẩu phá dỡ, tái chế tầu biển là nguồn nguyên liệu đầu vào được xem là mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội, hoạt động phá dỡ tầu biển nếu không được kiểm soát chặt chẽ, quản lý nghiêm ngặt sẽ tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới môi trường.
Sản phẩm chính sau khi phá dỡ tàu cũ là thép tấm (tỷ lệ thu hồi 90%) và dự kiến hàm lượng thép tái sinh do hoạt động phá dỡ đạt từ 80-90 % lượng thép làm vỏ tàu[11]. Liên quan tới hoạt động nhập khẩu tầu biển để phá dỡ nói chung và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, thủ tục chứng nhận nói riêng có các văn bản pháp luật như sau.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường năm 2015 thông qua cuộc khảo sát cơ sở nhập khẩu và phá dỡ tầu biển cho thấy, một số cơ sở phá dỡ tàu biển được hoạt động trong khu vực cùng với hoạt động đóng và sửa chữa tàu biển. Các cơ sở đã đầu tư hạng mục cơ bản về mặt bằng, trang thiết bị, công nhân, cán bộ kỹ thuật để phá dỡ tàu biển có trọng tải từ 17.000 đến dưới 100.000 tần. Chưa có công ty nào hoàn tất thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hoạt động phá dỡ cũng như chưa có công trình, biện pháp xử lý chất thải phát sinh đáp ứng yêu cầu cho công tác bảo vệ môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình nhập và phá dỡ tàu cũ được xác định là: Chất thải nguy hại như dầu mỡ,
aminang, kim loại nặng; bụi từ quá trình phá dỡ và di chuyển phương tiện; khí thải từ hoạt động cắt, hàn, rèn, đúc,…; nước thải và dầu mỡ từ quá trình phá dỡ; chất thải rắn từ việc phá dỡ; tiếng ồn do động cơ, công việc cắt, phay, bào[11, tr24].
Hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở phá dỡ tầu hiện nay được thực hiện đó là các cơ sở ký kết hợp động với công ty có chức năng thu gom và xử lý chất thải đối với chất thải nguy hại. Nước thải được dẫn vào một bể chứa nước thải, xử lý rồi đưa lên bờ. Khí thải và bụi được xử lý trước khi tàu đưa về cảng. Để giảm thiểu tiếng ồn thì các cơ sở không sử dụng máy móc cũ, lạc hậu và xây rào tường xung quanh khu vực phá dỡ.
Quản lý hoạt động nhập khẩu và phá dỡ tàu biển là sự phối hợp của các Bộ theo chức năng được phân cấp như: Bộ giao thông vận tải, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ công an, Bộ tài chính, Cục hàng hải. Các sở tài nguyên môi trường tại các tỉnh có cơ sở nhập khẩu và phá dỡ tàu cũ.Theo báo cáo của Cục kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường), các quy định kỹ thuật đối với tàu biển nhập khẩu phá dỡ cần ban hành:
Xác định lượng tối đa cho phép của các tạp chất nguy hại trên tàu biển, trong đó có 2 chất là amiang và Polychlorinated Biphenyls (PCB).Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải trong hoạt động phá dỡ tàu;Danh mục các giấy chứng nhận liên quan tới môi trường của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu lặn kho chứa nổi, giàn di động được thực hiện theo Thông tư số 41/2016/TT - BGTVT ngay 16/12/2016 của Bộ giao thông vận tải về việc quy định danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động Việt Nam. Đối với các cam kết quốc tế về môi trường - thương mại cho phế liệu, trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN các nước tham gia vào công ước Basel về kiểm soát vấn chuyển qua biên giới và thải bỏ các chất thải nguy hại không ngăn cản các nước phê chuẩn và thực thi các biện pháp pháp lý và quy định liên quan tới các chất thải hoặc vậ chất nguy hiểm[23, tr34].
f. Thu hồi sản phẩm sau sử dụng
Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ được quy định tại Quyết định số 16/2015/QĐ – TTg ngày 22/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó áp dụng đối với cả hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam. Các sản phẩm cần thu hồi theo Quyết định gồm: Ắc quy và pin; Thiết bị điện, điện tử; Dầu nhớt các loại; Săm, lốp và Phương tiện giao thông.
Đến nay, một số công ty về nhập khẩu và phân phối ô tô như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mercedes – Benz Việt Nam, công ty Ford Việt Nam thực hiện việc thông báo địa điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định.