Những bất cập của Việt Nam trong việc xây dựng và áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 69 - 77)

6. Kết cấu của Luận văn

2.3. Thực thi pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật về môi trƣờng

2.3.2. Những bất cập của Việt Nam trong việc xây dựng và áp dụng

thuật về môi trường.

Lâu nay, ở nước ta, đề tài chủ đạo trong các bài báo, hội nghị vẫn là làm cách nào để hàng hóa Việt Nam vượt qua được các hàng rào kĩ thuật nói chung, hàng rào kĩ thuạt về môi trường nói riêng của các nước khác, nhất là các nước phát triển. Trong khi đó, vấn đề xây dựng một hệ thống “hàng rào kĩ thuật xanh” của chính Việt Nam, để bảo vệ môi trường Việt Nam cũng như sức khỏe của người dân Việt Nam, trước các tác động tiêu cực của các hàng hóa nhập khẩu dường như chưa được quan tầm đúng mức.

Thực ra, việc xây dựng hàng rào kĩ thuật “xanh” ở Việt Nam sẽ gặp phải một số khó khăn khách quan, đó là:

- Thứ nhất là Do nguyên tắc Đối xử quốc gia trong WTO cũng như trong các FTA, một khi Việt Nam áp dụng các hàng rào kĩ thuật đối với các sản phẩm nhập khẩu thì cũng phải áp dụng các hàng rào tương tự cho các sản phẩm được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trình độ công nghệ, kĩ thuật của nước ta còn hạn chế nên không thể áp dụng hàng rào “cao” vì điều này sẽ gây ảnh hưởng tới sản xuất trong nước:

+ Áp lực về phát triển kinh tế làm giảm nhẹ vai trò của các quy chuẩn/tiêu chuẩn môi trường. ví dụ như: Sự chuyển dịch ô nhiễm từ các nước nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đã được xây dựng ở Việt Nam nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoạt động chế biến, sản xuất. Trong các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, có cả những chính sách giảm nhẹ các yêu cầu về môi trường, hoặc giảm nhẹ các thủ tục đánh giá tác động đến môi trường. Việc bỏ qua các quy chuẩn tiêu chuẩn môi trường đã khiến chất lượng môi trường trở nên ô

nhiễm nhiêm trọng hơn. Cụ thể, sự cố cá chế hàng loạt tại một số sông, hồ và biển trong thời qua.

+Áp lực về kinh tế sẽ ưu tiên lựa chọn hàng hóa hơn là lựa chọn các quy chuẩn, tiêu chuẩn cao. Việt Nam hiện nay phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất. Mặc dù việc nhập khẩu nguyên liệu này, nhất là những nguyên liệu để tái chế, không phải nguyên liệu thô là nguy cơ rất lớn về môi trường. Nếu ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cao về môi trường sẽ dẫn đến giảm đi số lượng vật liệu nhập khẩu. Do đó, để duy trì hoạt động kinh tế, những quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành trên cơ sở tạo điều kiện mở cho việc nhập khẩu những nguyên liệu này.

- Thứ hai là Khả năng kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kĩ thuật của các cơ quan chức năng nước ta còn yếu kém, công nghệ ứng dụng trong quản lý còn nhiều điểm hạn chế.

- Thứ ba là Nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp nước ta về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế. Người dân ít quan tâm đến tính “xanh” của sản phẩm mà quan tâm nhiều hơn đến giá cả,mẫu mã kiểu dáng. Nhận thức của đa phần người dân về các tiêu chuẩn kĩ thuật còn hạn chế:

+ Việt Nam hiện đang nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ các nước đang phát triển, những nước này cũng có những quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường còn thấp, do đó, suy luận một cách logics thì những hàng hóa này khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng gây vấn đề về môi trường. Mặc dù Chính phủ có quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về xả thải. Tuy nhiên, trong thực tế, Việt Nam vẫn nhập khẩu máy móc thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Những nguyên liệu này đa phần thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khi các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường được áp dụng triệt để, sẽ dẫn đến những xung đột về thương mại.

Kết luận chƣơng 2

Việc xác định ranh giới giữa một biện pháp phù hợp với thông lệ quốc tế hay một rào cản trong thương mại không dễ dàng khi liên quan tới những vấn đề về môi trường. Theo pháp luật thương mại quốc tế hiện hành, thì các thành viên WTO được tự do ban hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, nhưng phải tuân thủ theo các nguyên tắc không phân biệt đối xử, không gây rào cản không cần thiết, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế.

Áp lực về phát triển kinh tế làm giảm nhẹ vai trò của các quy chuẩn/tiêu chuẩn môi trường. Sự chuyển dịch ô nhiễm từ các nước nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đã được xây dựng ở Việt Nam nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoạt động chế biến, sản xuất. Trong các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, có cả những chính sách giảm nhẹ các yêu cầu về môi trường, hoặc giảm nhẹ các thủ tục đánh giá tác động đến môi trường. Việc bỏ qua các quy chuẩn tiêu chuẩn môi trường đã khiến chất lượng môi trường trở nên ô nhiễm nhiêm trọng hơn. Cụ thể, sự cố cá chế hàng loạt tại một số sông, hồ và biển trong thời gian qua.

Trong khi các biện pháp thương mại khác như biện pháp về thuế quan, chống trợ cấp, chống bán phá giá,… nhằm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài, đồng thời bảo vệ ngành công nghiệp trong nước, giúp sản xuất trong nước phát triển trong bối cảnh tăng cường tự do hóa thương mại, thì các biện pháp về môi trường vừa giúp bảo hộ sản xuất trong nước đồng thời lại bảo vệ môi trường. Với bản chất này, nếu được áp dụng đúng mục tiêu thì các biện pháp này không mâu thuẫn với xu hướng tự do hóa thương mại, tuy nhiên, khi các biên pháp này bị lạm dụng và sử dụng như công cụ trá hình để bảo hộ thị trường trong nước sẽ là rào cản để hạn chế thương mại tự do. Theo thống kê trong báo cáo của phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam, Việt Nam chủ yếu bị kiện từ các nước nhập khẩu, tính đến năm 2015, Việt Nam bị kiện có 94 vụ (VCCI, 2015), liên quan tới các vấn đề về chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ. Mặc dù chưa có vụ kiện nào liên quan tới môi trường, vì hệ thống quy định

trong lĩnh vực này vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, khi các quy định được ban hành, Việt Nam sẽ có nguy cơ rất cao từ việc bị kiện bởi các nước nhập khẩu. Gắn với các yếu tố môi trường là vấn đề khá nhạy cảm, và có nhiều tranh luận trong các vụ kiện thương mại gắn với môi trường, do đó, Việt Nam có thể tận dụng yếu tố này để vừa bảo hộ được thị trường trong nước nhưng đồng thời cũng bảo vệ được môi trường.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

3.1. Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắn trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các rào cản về thương mại, nhất là các rào cản kỹ thuật về môi trường đang được các nước có xu hướng áp dụng ngày càng nhiêu thay cho các biện pháp thuế quan.

Việt Nam hiện nay đã xây dựng, điều chỉnh và sửa đổi nhiều văn bản pháp luật phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế và yêu cầu tự do hóa thương mại, nhằm tạo ra những luật lệ thương mại, môi trường sản xuất và kinh doanh cho các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Với việc tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương, mở cửa cho hàng hóa các nước đối tác trong FTA vào Việt Nam, một mặt sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn, hàng hóa, công nghệ, phong phú và giá cả hợp lý hơn. Nhưng đồng thời cũng tạo ra những áp lực lớn đối với sản xuất trong nước, cũng như bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Để bảo vệ mục tiêu liên quan tới sức khỏe con người, động, thực vật, Việt Nam được quyền ban hành hành các biện pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, do còn hạn chế về năng lực và nguồn lực, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa ban hành được một biện pháp kỹ thuật nào về môi trường nhằm kiểm soát hàng hóa nhập khẩu. Do đó, nhiều hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, khó xử lý, khó phân hủy vẫn được nhập khẩu và cạnh tranh với hàng hóa sản xuất trong nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và tiêu dùng, cũng như môi trường của Việt Nam. Trước đây, áp lực về môi trường hiện nay đều xuất phát từ quan điểm kiểm soát quá trình sản xuất. Do đó, các chính sách môi trường hoặc chính sách phát triển đa phần tập trung vào điều chỉnh những hành vi sản xuất gây ảnh hưởng đến môi trường nhiều hơn, và những chính sách điều chỉnh

hành vi của người tiêu dùng vẫn còn chưa được chú trọng. Tuy nhiên, việc loại bỏ chất thải cũng là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng, thậm trí còn nghiêm trọng hơn quá trình sản xuất và chi phí xử lý chất thải đô thị và công nghiệp rất đắt đỏ [29]. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, một phẩn hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một nước nhưng lại tiêu dùng ở nước khác. Do đó, xu hướng hiện nay tập trung không chỉ từ góc độ sản xuất và còn cả góc độ tiêu dùng. Hơn thế nữa, dưới góc độ tiêu dùng, và quan điểm về trách nhiệm toàn cầu, việc bảo vệ môi trường gắn với hoạt động nhập khẩu còn ảnh hưởng tới cả quá trình sản xuất tại nước xuất khẩu. Do đó cần phải có những biện pháp quản lý chất thải của hàng hóa nhập khẩu sau tiêu dùng. Để có thể áp dụng được biện pháp kỹ thuật liên quan tới môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu, công việc cần thiết là đánh giá ảnh hưởng của các hàng hóa nhập khẩu, biết được những biệp pháp xử lý, trong đó có cả những biện pháp kỹ thuật như quy định về bao bì, về hàm lượng chất được phép nhập khẩu.

Tác động của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thương mại là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các cuộc tranh luận về chính sách thương mại. Đây là thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. Thêm vào đó, những biện pháp bảo hộ truyền thống như thuế quan, hạn ngạch, và hiệp định hạn chế xuất khẩu tự nguyện ngày càng được cắt giảm. Các biện pháp phi thuế quan trong đó có quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới môi trường trở thành một trong những biện pháp quan trọng hơn điều chỉnh hoạt động thương mại. Theo đánh giá của WTO, các quy chuẩn kỹ thuật được chính phủ áp dụng có thể hạn chế hoạt động thương mại và hạn chế tiếp cận thị trường thông qua những quy định liên quan tới môi trường mà không vi phạm quy định quốc tế. Theo bản tin của văn phòng TBT, rất nhiều thông báo từ các nước thành viên WTO mà Việt Nam có hoạt động thương mại với mục đích nhằm “bảo vệ sức khỏe, an toàn của con người và bảo vệ môi trường”.

Đối với vấn đề về nhãn hàng hóa. Năm 2011, Thái lan là nước đầu tiên đưa ra thông tin bắt buộc trên bao bì của sản phẩm. Kể từ đó, nhiều nước đã thực hiện

việc cung cấp thông tin trên bao bì sản phẩm là tự nguyện hoặc bắt buộc như là Anh, Hàn Quốc thực hiện chương trình vào năm 2013. Chi lê cũng có yêu cầu bắt buộc.về cách thức thông tin đối với sản phẩm từ năm 2012. Như vậy, việc dán nhãn hàng hóa và kiểm soát việc dán nhãn sẽ cần được triển khai nhiều hơn nữa và tăng cường kiểm soát tại các nước có hoạt động thương mại quốc tế.

Đối với hoạt động đánh giá thừa nhận và thừa nhận lẫn nhau được Châu Âu tiến hành nghiên cứu và triển khai đầu tiên, thực hiện đỗi với nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có máy móc, sản phẩm điện tử và xây dựng, đồ chơi, cũng như là các thiết bị y tế. Nhiều nước nhập khẩu vào Châu Âu xem những quy định này lại tạo ra thêm một rào cản mới cho hoạt động xuất khẩu. Do đó, trong tương lai, các nước cũng sẽ xem xét vẫn đề này để có thể xây dựng nên quy định về đánh giá và thừa nhận sự đánh giá sự phù hợp với quy định và tiêu chuẩn.

Đối với nhãn bắt buộc của thực phẩm từ sản phẩm biến đổi Gen. Sau 20 năm đàm phán và thảo luận về một cơ chế thừa nhận và tại liệu hướng dẫn áp dụng cho việc đánh giá thực phẩm từ công nghệ sinh học hiện đại được thông qua vào năm 2011. Cho đến nay, nhiều nước đã tiến hành xây dựng và quản lý các hoạt đông liên quan tới thực phẩm từ công nghê sinh học, trong đó có Việt nam. Những vấn đề liên quan tới việc đánh giá, cấp giấy phép hay dán nhãn,… được áp dụng tại một số nước trên thế giới và vẫn đang tiếp tục được thảo luận vì những vấn đề phát sinh liên quan tới sản phẩm công nghệ sinh học.

Các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các hàng hóa nông sản hiện đang được đánh giá là ảnh hưởng tới hoạt động thương mại và khả năng sản xuất trong việc xâm nhập vào thị trường xuất khẩu mới. Các yêu cầu này trong đó có yêu cầu về dán nhãn của sản phẩm như nhãn hữu cơ, nhãn tái chế hoặc nhãn sinh học.

Đối với các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật tự nguyện. Đây là một biện pháp được xem như là rào cản đối với thương mại quốc tế. Nhiều nước đã xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn tự nguyện về nhãn sinh thái, về sản phẩm hữu cơ,…. tuy nhiên, thực chất lại là các rào cản về thương mại. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn tự

nguyện chỉ phản ánh những lợi thế của sản xuất trong nước hơn là toàn bộ hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu, do đó, lại trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế. Ví dụ, Tiêu chuẩn về bản năng lượng mặt trời của Hàn Quốc là chứng nhận chỉ áp dụng đối với bản năng lượng mặt trời mỏng, mà chỉ có nhà sản xuất của Hàn Quốc mới có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, sản phẩm này chỉ được lưu hành trên thị trường với chứng nhận của Cơ quan hợp tác quản lý năng lượng – tức là đơn vị cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho bản năng lượng mặt trời. Do đó, các nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời tại các nước khác xem đây là biện pháp nhằm không cho phép gia nhập thị trường Hàn Quốc.

Quy trình đánh giá sự phù hợp ngày càng trở nên khắt khe hơn, nhất là những chứng cứ liên quan tới vấn đề môi trường rất khó có thể tìm được bằng chứng hay câu trả lời. Dường như những công cụ này đang mang lợi những lợi thế rất lớn cho các nước phát triển. Theo nhiên cứu của APEC của Úc, phần lớn các rào cản này thuộc về các nước EU, Mỹ và Nhật, tập trung vào lĩnh vực dệt, nông nghiệp và lâm nghiệp, ít tập trung vào lĩnh vực điện tử và hàng hóa tiêu dùng. Bên cạnh đó, các chi phí pháp lý cũng trở thành rào cản đối với với thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)