6. Kết cấu của Luận văn
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàm thiện hệ thống pháp luật Việt
trường trong thương mại quốc tế
Trước tiên cần khẳng định rằng, khi áp dụng một rào cản môi trường trong thương mại cần xem xét các yếu tố: mục tiêu hướng đến có thực sự nhằm bảo vệ môi trường không, có cách thức nào khác để đạt được mục đích đó với hiệu quả tương đương không, các bằng chứng hoặc nghiên cứu khoa học đối với yêu cầu về việc áp dụng biện pháp môi trường đó, ảnh hưởng cụ thể của nhóm sản phẩm bị áp dụng biện pháp môi trường.
Bên cạnh đó, khi dự định áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại, Việt Nam cần đảm bảo rằng việc đặt ra những rào cản đó không vi phạm hai nguyên tắc cơ bản của WTO cũng như của Hiệp định TBT, đó là nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc.
Về nguyên tắc đối xử quốc gia, có thể thấy trong một số vụ tranh chấp được đưa ra WTO, việc áp dụng rào cản kỹ thuật trong thương mại thực sự nhằm mục đích bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, nhưng lại vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia khi có sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm của nhà sản xuất trong nước và nhà sản xuất của quốc gia khác. Về nguyên tắc tối huệ quốc, chưa có vụ việc nào trong WTO liên quan đến việc áp dụng rào cản kỹ thuật trong thương mại được kết luận là vi phạm nguyên tắc này. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các hiệp định thương mại tự do đều tôn trọng và áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc. Do vậy, nếu Việt Nam
đặt ra các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường trái với các nguyên tắc này thì sẽ phải chịu nguy cơ bị các quốc gia khác khiếu nại/khởi kiện, từ đó quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Tuân thủ tối đa nguyên tắc minh bạch là một trong những việc làm cần thiết mà Việt Nam cần quan tâm khi thực hiện các quy định của Hiệp định TBT, trong đó có việc đặt ra các rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
Trong khuôn khổ Hiệp định TBT cũng như nhiều hiệp định thương mại tự do khác, minh bạch luôn được coi là một trong những nguyên tắc chủ chốt để đảm bảo rằng việc áp dụng rào cản kỹ thuật của một quốc gia được thực hiện hiệu quả, đúng mục đích nhưng không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tác thương mại khác. Cơ chế thông báo, quy định về việc đặt ra các điểm hỏi đáp (enquiry point) hay việc hình thành Ủy ban TBT đều nhằm phục vụ mục tiêu này. Do đó, Việt Nam cần tuân thủ triệt để các yêu cầu về minh bạch trong Hiệp định TBT và các hiệp định thương mại tự do khác, đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội trao đổi, thảo luận để đưa ra và tiếp thu các góp ý một cách kịp thời.
Ngoài ra, khi có thể, Việt Nam nên áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc đặt ra các rào cản kỹ thuật. Đây được coi là một phương án tiếp cận an toàn, khi cả Hiệp định TBT và nhiều hiệp định thương mại tự do khác đều khuyến khích các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn quốc tế.
Bằng cách tiếp cận này, Việt Nam có thể đưa ra các rào cản kỹ thuật cần thiết để bảo vệ môi trường mà vẫn hạn chế được rủi do bị khiếu nại/khởi kiện do vi phạm các quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam hiện là một quốc gia đang phát triển, do đó nếu áp dụng các tiêu chuẩn quá cao, các nhà sản xuất trong nước có thể gặp khó khăn để đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế đó. Cụ thể có những giải pháp thiết thực như sau:
3.2.1.Đẩy mạnh việc rà soát văn bản chứng nhận và hợp tác với các bộ ngành
Hiểu biết của các doanh nghiệp liên quan tới các biện pháp môi trường là vấn đề quan trọng để doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ này tạo ra lợi thế trong
kinh doanh. Sự hiểu biết về các biện pháp thương mại không chỉ giúp doanh nghiệp hạn chế được những tranh chấp thương mại khi xuất khẩu mà còn nâng cao được lợi thế cạnh trong tại thị trường nội địa, hạn chế và phòng ngừa được hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào thị trường trong nước, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tăng cường nhận thức của doanh nghiệp cần phải cung cấp thông tin thường xuyên và cập nhật tới doanh nghiệp thông qua các Hiệp hội, hoặc email hoặc website. Bên cạnh đó, thì cần phải nâng cao trình độ và chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tại các Hiệp hội cũng như các cơ quan quản lý về lĩnh vực này.
Cần xây dựng hệ thống nhóm các email của nhà nhập khẩu, hiệp hội nhập khẩu để gửi các thông báo về sự thay đổi các vấn đề liên quan tới TBT. Việc gửi thông báo qua thư điện tử hiện nay rất phát triển, đem lại rất nhiều thuận tiện trong hệ thống thông tin liên lạc vì những ưu thế về thời gian. Phân loại doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh, đưa vào một nhóm liên lạc. Khi cần gửi thông tin về việc lấy ý kiến đóng góp hoặc gửi thông báo về những thay đổi trong chính sách thương mại, chỉ cần gửi emai theo group đó. Chỉ với những thông tin bí mật mới cần phải thông báo riêng và sử dụng gửi trực tiếp, như vậy hình thức gửi thông tin điện tử giảm được rất nhiều chi phí khi cần gửi thông báo tới doanh nghiệp.
Hiệp hội nhập khẩu, đại diện các doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu không thu thập thông tin về các yêu cầu kỹ thuật liên quan tới môi trường. Do đó, văn phòng TBT Việt Nam cần đống một vai trò chính trong việc thu thập các thông tin và cung cấp thông tin đến với các doanh nghiệp.
Việc dịch và cung cấp thông tin về các yêu cầu kỹ thuật mới chỉ đáp ứng được yêu cầu là đưa thông tin lên hệ thống mạng lưới của TBT và trao đổi giữa các điểm đầu mối tại các Bộ chuyên ngành, mà chưa chú trọng đến việc cung cấp các thông tin này đến các nhà nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến làm giảm tính hiệu quả của hoạt động và sẽ khó khăn hơn trong việc quản lý các hoạt động phân phối nhập khẩu cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về TBT. Do đó, cần phải phát triển một
mạng lưới cung cấp các thông tin về TBT cho các hiệp hội nhập khẩu, doanh nghiệp và đại diện nhập khẩu để từ đó xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin cập nhật liên quan tới yêu cầu của TBT, nhằm hỗ trợ tốt hơn hoạt động nhập khẩu.
Do một vài yêu cầu cầu liên quan tới nhãn sinh thái hoặc nhãn môi trường, không được xem xét như là các yêu cầu kỹ thuật của TBT do đó, văn phòng TBT cũng chưa cập nhật hoặc thông báo tới Ủy ban TBT của WTO về vấn đề này. tuy nhiên những thông báo này lại đống một vai trò quan trọng trong hệ thống thông báo liên quan tới vấn đề môi trường để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế với các vấn đề về môi trường.
Cần bổ sung vào văn bản pháp luật quy định về việc cung cấp thông tin đến các đối tượng bị ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp của quy định mới, đặc biệt là cung cấp thông tin đến doanh nghiệp, các hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thiếu sự việc cung cấp thông tin đến Doanh nghiệp, Hiệp hội, tổ chức, cá nhân có liên quan, từ đó, thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của những tổ chức, cá nhân này vào trong quá trình xây dựng. Đây là lý do vì sao, hầu như các doanh nghiệp cá nhân lại ít biết đến thông tin về quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc thiếu thông tin này sẽ làm giảm hiệu quả thực thi của các văn bản pháp luật, đồng thời cũng giảm sự giám sát việc thực thi.
3.2.2.Xây dựng diễn đàn mở cho các đối tác quan tâm trên cơ sở đẩy mạnh truyền tải thông tin về tiêu chuẩn
Cho đến thời điểm hiện nay, việc tham gia và quan tâm của công chúng tới lĩnh vực tiêu chuẩn của Việt Nam còn rất thấp. Đo đó, diễn đàn này là một công cụ để thúc đẩy sự tham gia của công chúng với lĩnh vực này. Đây là diễn đàn để mọi cá nhân, tổ chức có quan tâm phản ánh quan điểm về các hoạt động liên quan tới tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy việc kiểm soát chất lượng và hiệu quả của tiêu chuẩn. Các bên quan tâm ở đây có thể là hiệp hội công nghiệp, người tiêu dùng, các trường đại học, các chuyên gia.
Đồng thời với việc tạo điều kiện mở cho việc đống góp ý kiến với các tiêu chuẩn, hình thành một hội đồng tiêu chuẩn, được tổ chức với sự tham gia là đại diện của các ngành công nghiệp, của người tiêu dùng và các trường đại học. Hội đồng này sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn và quy định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Bên cạnh đó thúc đẩy sự hợp tác trong những khởi xướng về tiêu chuẩn hóa và kiểm soát tiêu chuẩn. Diễn đàn này sẽ mở thêm một diễn đàn nhỏ hơn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường của các quốc gia khác. Tạo ra một mạng lưới mang tính chất quốc tế, dành cho những cá nhân, tổ chức quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như bảo tồn thiên nhiên, đánh bắt thủy sản có ảnh hưởng như thế nào đối với rùa biển, hoặc bóng đèn tiết kiệm năng lượng, hoặc nhãn sinh thái và việc trao đổi có thể dùng ngôn ngữ tiếng Anh.
Đẩy mạnh truyền tải thông tin về tiêu chuẩn: Do việc áp dụng tiêu chuẩn này là tự nguyện, do đó, khác với các tiêu chuẩn bắt buộc, trách nhiệm để phổ biến thống tin về tiêu chuẩn và chứng nhận sẽ ít động lực lơn. Qua khảo sát các tiêu chuẩn Việt Nam, phần lớn các TCVN sử dụng ISO làm nền tảng kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau, Việt Nam cũng áp dụng cả các tiêu chuẩn đó trong đối với hàng hóa được sản xuất, tiêu dùng trong nước, tuy nhiên các tiêu chuẩn này cũng chưa phản ánh đầy đủ hết thông tin về các tiêu chuẩn khác đang áp dụng trên thế giới. Do đó, nhiều sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có những tiêu chuẩn rất khác và mới, khiến cho người tiêu dùng Việt Nam khó hiểu, hoặc hiểu nhầm về các thông tin đó, dẫn đến giảm độ ttin cậy và uy tín với các tiêu chuẩn. Do đó cần cập nhật cả thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế để mọi cá nhân, tổ chức biết. Ngoài việc, cung cấp thêm thông tin cho người tiêu dùng và các tổ chức quan tâm, giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn đó trong việc đánh giá hàng hóa.
Mở rộng phạm vi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận. Hiện nay, số lượng được cấp nhãn sinh thái, ISO 14000 hay chứng nhận hữu cơ còn rất ít, và chỉ tập trung vào một số sản phẩm nhất định, do đó, cần thiết phải mở rộng phạm vi những hàng hóa đươc cấp giấy chứng nhận.
Thường xuyên nâng cao tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn cơ bản. Các tiêu chuẩn liên quan tới lĩnh vực môi trường đồi hòi tiêu chuẩn cao hơn so với các yêu cầu kỹ thuật khác, do đó, hệ thống chứng nhận thường cần được nâng cao hơn để có thể đáp ứng được với những tiêu chuẩn cao của hàng hóa nhập khẩu đến từ các nước phát triển.
Cuối cùng là hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức chứng nhận, để họ có thể nâng cao năng lực chứng nhận. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chứng nhận xem xét với các hệ thống chứng nhận của nước nhập khẩu để hài hòa với các tiêu chuẩn đó. Vì các tiêu chuẩn tự nguyện là cạnh tranh do đó, sự hài hòa càng phải cần thiết để tạo sự tin cậy đối với người sử dụng thông tin của tổ chức chứng nhận trong việc đánh giá hàng hóa.
Cụ thể chi tiết hơn là đề xuất giải pháp cụ thể hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp về môi trường tại Việt nam:
- Các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc
Các mức độ cần thiết xây dựng và ban hành các quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới môi trường: thấp,trung bình, cao, rất cao.
Quy trình xây dựng quy chuẩn/tiêu chuẩn được thực hiện theo quy trình đòi hỏi sự minh bạch, tạo cơ hội cho các bên liên quan như: các doanh nghiệp nhập khẩu, các nước thành viên, các doanh nghiệp trong nước, hiệp hội có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng. Theo quy trình lập kế hoạch và xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương có một số vấn đề như sau:
Thời gian hiệu lực của quy chuẩn kỹ thuật tương đối ngắn, hàng năm hoặc năm năm lại rà soát để sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật đó, vì các công nghệ, thiết bị cũng khó có thể thay đổi nhanh chóng trong khoảng thời gian như vậy. Với việc liên tục khảo sát, sẽ gây tốn kém về thời gian và nguồn lực. Do đó, cần tăng thời gian hiệu lực của quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn và ghi cụ thể khoảng thời gian có hiệu lực để các bên có liên quan biết, nhưng tối thiểu trong khoảng 10 năm.
Quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới truy xuất nguồn gốc của sản phẩm: Để đảm bảo việc các sản phẩm nhập khẩu tuân thủ theo đúng các quy định môi trường đã thực hiện. Một số quy định liên quan tới truy suất nguồn gốc của sản phẩm cần ban hành.
Quy chuẩn về nguồn gốc của gỗ nhập khẩu, đảm bảo việc truy suất nguồn gốc của gỗ không được khai thác từ tự nhiên và là gỗ rừng trồng, cũng như thực vật nằm trong danh mục cần bảo vệ.
Quy chuẩn về hóa chất sử dụng làm bóng hoặc sơn phủ lên bề mặt gỗ, hóa chất để giữ gỗ được bền, hóa chất tạo mầu, chống côn trùng, chống thấm,..đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như làm tổn hại tới môi trường, đặc biệt là những chất gây ung thư hoặc chậm phân hủy khi loại bỏ vào môi trường. Quy chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu cho việc đóng gói: Để làm giảm sự tác động của chất thải từ bao bì đến môi trường, đồng thời các biện pháp kỹ thuật áp dụng với bao bì được hài hòa với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, để có căn cứ làm quản lý chất thải của bao bì nhập khẩu đồng thời có thể tái sử dụng, tái chế để giảm thiểu việc thải bỏ chất thải vào môi trường. Một số quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới môi trường cần chú trọng trong thời gian tới là:
Quy chuẩn về mức độ tái chế của vật liệu được sử dụng làm bao bì, mức tái chế này có thể là 20% hoặc 60%, tùy thuộc vào công nghệ tái chế của Việt Nam.
Quy chuẩn về hàm lượng một số kim loại nặng được phép trong thành phần đóng gói như chì, thủy ngân và tiến hành dán nhãn để thông báo cho người tiêu dùng biết về thành phần này. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành QCVN 07:
2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại, trong đó có quy định về việc loại bỏ bao bì có hàm lượng chất thải nguy hại. Tuy nhiên, thì lại chưa có quy định riêng về hàm lượng cho phép của một số kim loại nặng, hoặc số hóa chất được phép tồn tại trong bao bì. Đồng thời, có quy chuẩn chặt chẽ với những bao bì tiếp xúc trực tiếp