6. Kết cấu của Luận văn
2.1. Pháp luật một số quốc gia điển hình về hàng rào kỹ thuật về mô
2.1.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua kinh nghiệm một số nước, Việt Nam có thể ứng dụng một số học tập xây dựng và hoàn thiện hệ thống “hàng rào kĩ thuật xanh” phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mình như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu và áp dụng rộng rãi các hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật quốc tế đã được công nhận rộng rãi về môi trường, đặc biệt thực hiện quản lý tốt GMP-tiêu chuẩn thực hành sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện nuôi trồng tốt GAP-quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, quy chuẩn hóa một số lĩnh vực phù hợp, như quy chuẩn hóa GMP như đã áp dụng với một số lĩnh vực sản xuất thuốc, mỹ phẩm. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với một loạt các Hiệp định thương mại tự do đã và đang được ký kết như TPP, RCEP, AFTA vv… các nhà sản xuất Việt Nam không thể tụt hậu về năng lực cạnh tranh so với các nước đối tác, cũng như các quy chuẩn về môi trường của Việt Nam không thể thấp hơn mặt bằng chung.
Thứ hai, đẩy mạnh việc xây dựng áp dụng các hàng rào kĩ thuật về môi trường, nhất là là các quy chuẩn kĩ thuật, đặc biệt là quy chuẩn kĩ thuật về môi trường đối với các loại hàng hóa có một trong các đặc điểm sau đây:
Các nhà sản xuất Việt Nam không thể sản xuất mặt hàng cùng loại hoặc tương tự.
Tiềm ần nguy cơ gây hại cao đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng và Việt Nam có chính sách không khuyến khích tiêu thụ, sản xuất (túi ni-lông, thuốc lá điếu, xì gà, phương tiện giao thông cá nhân vv…).
Ban hành các quy chuẩn điều chỉnh việc bao gói, đóng gói (khối lượng, thể tích bao bì, vật liệu dùng để sản xuất bao bì…) sản phẩm hạn chế lượng rác thải từ bao gói sản phẩm.
Thứ ba, áp dụng các quy định bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiếm thông qua các quy chuẩn kĩ thuật. Chẳng hạn như ban hành quy định cấm tiêu thụ sản phẩm làm bằng lông, da các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (cá sấu, hổ, báo, voi, tê giác, số loài chim quý vv…) và/hoặc ban hành các quy định về chứng nhận nguồn gốc.
Thứ tư, có chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường trong tiêu dùng sản phẩm song song với việc áp dụng quy định về dán nhãn sinh thái. Qua đó, tạo lợi thế tiếp cận thị trường cho các sản phẩm “xanh”, tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật về môi trường