Liên minh châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu của Luận văn

2.1. Pháp luật một số quốc gia điển hình về hàng rào kỹ thuật về mô

2.1.1. Liên minh châu Âu

Ngay từ rất sớm, EU đã ban hành một hệ thống các quy định chặt chẽ bảo vệ môi trường, trong đó, một bộ phận quan trọng là các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kĩ thuật. Các quy chuẩn kĩ thuật về bảo vệ môi trường được quy định trong “European Union Environment Product Legislation”. Mục đích của các quy trịnh này là bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Các quy định có thể được phân chia thành hai loại : (i) các quy chuẩn trực tiếp tác động tới môi trường như nhãn sinh thái và các quy định có tác động gián tiếp tới môi trường nhưng liên quan đến sức khỏe của con người như hàm lượng chất trong thực phẩm, dược phẩm (một bộ phận thuộc nhóm này được điều chỉnh bởi các SPS thay vì TBT trong khuôn khổ WTO).

a) Về bao bì và phế thải bao bì

Hầu hết các sản phẩm mua bán trên thị trường EU đều phải được bao gói đúng quy chuẩn để bảo vệ hàng hóa. Chỉ thị 94/62/EEC quy định “bao bì và phế thải bao bì của EU được áp dụng chung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu”. Quy định này là nhằm đáp ứng các quy định của các hiệp định thương mại tự do về đối xử quốc gia.

Quy định về bao bì và phế thải bao bì được thể hiện ngay từ trong quá trình sản xuất và thành phần của bao bì cũng như với việc thu hồi và tái chế bao bì. Ví dụ, việc thu hồi bao bì và tái chế bao bì phải đáp ứng các yêu cầu sau :

- Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái sử dụng được phải được sản xuất theo phương thức để có thể chiếm một tỷ lệ phận trầm khối lượng vật liệu được dùng vào việc sản xuất thành những sản phẩm có thể bán được phải phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành của châu Âu.

- Phải tái chế đạt 50-60% rác bao bì bằng số nguyên liệu tái chế hay đốt để thu hồi năng lượng [10, tr24].

- Loại bao bì không thể tái sử dụng phải đêm đốt cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường bởi các khí độc hại thải ra.

Như vậy, các nhà xuất khẩu phải nắm được những yêu cầu này mới có thể trở thành và tiếp tục là đối tác thương mại của các doanh nghiệp EU. Các nhà xuất khẩu phải thực hiện tốt các quy định về môi trường, ngĩa là bao bì phải được giới hạn và có thể tái chế.

b) Về nhãn hiệu sinh thái (ECO-label)

Ngay từ tháng 12/1991, Hội đồng Bộ trưởng Môi trường của EU đã thông qua chương trình cấp nhãn hiệu sinh thái EU theo quyết định số 880/92 để thúc đẩy việc thết kế, sản xuất, bán và sử dụng sản phẩm xanh. Nhãn hiệu sinh thái được cấp cho những hàng hóa không bao gồm thực phẩm, đồ uống và dược phẩm. Hiện nay có 14 nhóm sản phẩm nằm trong phạm vi chương trình nhãn hiệu sinh thái của EU, bao gồm: bột giặt, bóng điện, máy giặt, giấy copy, tủ lạnh, giày dép, máy tính cá nhân, giấy ăn, máy rửa bát, máy làm màu đất, nệm trải giường, sơn và vecni, sản phẩm dệt và nước rửa bát.

c) Hàng rào kĩ thuật về môi trường đối với ản phẩm nông nghiệp và thủy sản của EU

- Rác thải từ bao gói : Theo quy định của Chỉ thị 94/62/EC, các nhà sản xuất cần hạn chế tối đa lượng rác thải từ bao gói sản phẩm (bao gồm bao bì vận chuyển, bao bì bán lẻ) và đưa ra các loại vật liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng.

Các quy định về cấm đánh bắt bất hợp pháp (IUU-illegal, unreported, unregulated fishing). Theo các quy định của EU, bất kì sản phẩm đánh bắt trên lãnh thổ EU đều phải trải quan quy trình cấp chứng nhận đánh bắt. Việc cấp chứng nhận đánh bắt bao gồm cả thủy sản đã chế biến và chưa chế biến.

Dư lượng kháng sinh tối đa : Châu Âu từ lâu đã nhận thấy sự cần thiết trong việc bảo đảm rằng chất kháng sinh được sử dụng trong các sản phẩm không gây hại cho con người. Do vậy hàng lượng kháng sinh tối đa được quy định để đảm bảo thực phẩm, mà cụ thể là thủy sản được người tiêu dùng tiêu thụ không chứa dư lượng chất kháng sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của họ.

Về kiểm dịch thú y đối với động vật sống: Động vật sống từ các nước khác vào lãnh thổ Châu Âu phải được kiểm tra thú y để bảo vệ sức khỏe của công dân và động vật trong Cộng đồng Châu Âu. Theo Chỉ thị 97/78/EC ngày 18-12-1997, giấy tờ kiểm dịch cấp bởi cơ quan thú ý của nước kiểm dịch biên giới hoặc bởi các cơ quan khác có thẩm quyền phải được kèm theo mỗi lô hàng sản phẩm động vật sống từ các nước thứ ba vào Liên minh Châu Âu.

Các chất phụ gia thực phẩm: Chị thị của Hội đồng Châu Âu số 89/107/EEC ngày 21-12-1988 đưa ra một danh sách các chất mà việc sự dụng chúng được cho phép; ngược lại những chất phụ gia không có trong danh mục nêu trên bị cấm lưu hành trong lãnh thổ Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, Chỉ thị còn đưa ra danh sách từng loại thực phẩm mà các chất phụ gia được liệt kê ở trên có thể được sử dụng cũng như điều kiện sử dụng các chất đó, những hạn chế về liều lượng, hạn chế vè kĩ thuật, thành phần liên quan. Các chất phụ gia thực phẩm, ngoài tác độngtrực tiếp tới sức khỏe con người, động vật còn có tác động gián tiếp tới môi trường. Việc sử dụng các chất phụ gia bị cấm, với liều lượng vượt ngưỡng cho phép có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước, sói mòn đất đai, tác động tiêu cực tới hệ sinh thái khi chúng trở thành rác thải phân hủy trong môi trường.

Nếu như sản phẩm nhập khẩu và Liên minh Châu Âu không đáp ứng được các Quy chuẩn kĩ thuật kể trên, một loạt các biện pháp tài chính và hành chính có thể được áp dụng. EU đã tạo ra một hệ thống đánh giá GSP. Cụ thể, theo Chỉ thị 1154/98/EC, GSP có hệ thống ưu đã thuế để khuyến khích các nhà sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc các nhà sản xuất đảm bảo tốt các điều kiện về xã hội như điều kiện lao động tốt, không sử dụng lao động trẻ em. Nếu các nhà xuất

khẩu thực hiện tốt các chính sách trên, thuế nhập khẩu và thị trưởng Châu Âu có thể giảm từ 10 đến 35% đối với sản phẩm nông nghiệp và 15 đến 35% với các sản phẩm công nghiệp. Ngược lại, tuy theo mức độ vi phạm, các sản phẩm vi phạm các quy chuẩn kĩ thuật về môi trường của EU có thể phải chịu mức thuế xuất cao hơn hoặc thậm chị bị loại ra khỏi danh sách được hưởng GSP. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, lô hàng sẽ bị trả về nhà nhập khẩu.

Ngoài các quy chuẩn về kĩ thuật, EU còn có một hệ thống các tiêu chuẩn phức tạp. Mặc dù việc tuân thủ các tiêu chuẩn này không phải là nghĩa vụ bắt buộc, tuy nhiên, nếu như các nhà xuất khẩu không thỏa mãn các tiêu chuẩn trên, việc tiếp cận thị trường sẽ gặp phải các khó khăn “vô hình” rất lớn: Tiêu chuẩn về dán nhãn thực phẩm sinh thái: Nông nghiệp sinh thái là một hệ thống canh tác nông nghiệp hướng đến việc cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tươi, sạch, thân thiện môi trường và tôn trọng hệ sinh thái. Để được gắn lô gô sản phẩm sinh thái, các nhà sản xuất phải tuân thủ một quy trình cấp chứng nhận nghiêm ngặt. Các nhà sản xuất thông thường phải trải qua quá trình chuyển đổi kéo dài ít nhấ 02 năm trước khi họ có thể sản xuất ra các sản phẩm được dán nhãn sinh thải. Cả nông dân và nhà chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan của EU. Họ cũng sẽ phải thường xuyên bị kiểm tra bởi các cơ quan hữu quan của EU để đảm bảo chắc chắn việc tuân thủ các quy định về canh tác.

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP): GAP cũng là một loại canh tác nông nghiệp sinh thái tuy nhiên ý nghĩa và đòi hỏi của GAP lớn hơn so với nhãn sinh thái thông thường. Khi một nhà sản xuất nông nghiệp được chứng nhận GAP, điều đó có nghĩa việc sản xuất của họ đóng góp vững chắc cho môi trường và sự bền vững của hệ sinh thái dẫn đến sản phẩm của họ làm ra an toàn tuyệt đối và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Hầu hết các nước đều có hệ thống tiêu chuẩn GAP riêng biệt như VietGap của Việt Nam, USGAP của Mỹ; riêng với châu Âu, tiêu chuẩn này được gọi là EurepGAP. Thực chất EurepGAP là một hệ thống đồng bộ dựa trên các tiêu chuẩn thành phần sau:

+ An toàn thực phẩm: Dựa trên các tiêu chí về an toàn thực phẩm, theo các quy tắc chung của HACCP.

+ Bảo vệ môi trường: Tiêu chuẩn này đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của việc sản xuất nông nghiệp đến môi trường sinh thái.

+ Sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của người lao động.

+ Phúc lợi động vật, đây là tiêu chuẩn rất khó đáp ứng đối với các nước thuộc thế giới thứ ba, động vật đòi hỏi phải được đối xử nhân đạo, được đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, hài hòa; từ đó mới có thể cho ra các sản phẩm nông nghiệp tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)