Quy trình đánh giá sự phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 62 - 63)

6. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật về mô

2.2.4. Quy trình đánh giá sự phù hợp

Để sản phẩm nhập khẩu vào một nước phụ thuộc vào cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu. Tùy thuộc vào mỗi nước khác nhau, thủ tục thông quan có thể diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, hoặc kéo dài, thậm chí từ chối nhập khẩu. được thể hiện cụ thể tại “Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá hợp chuẩn”.( Xem phụ lục Sơ đồ 2.1)

Việc đánh giá hợp chuẩn còn được quản lý theo các quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ – CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch

vụ đánh giá sự phù hợp; Thông tư số 02/2017/TT – Bộ KHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 28/2012/TT –BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ KHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh gía sự phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật và các quy định của Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Công Thương, Bộ KHCN về tổ chức đủ điều kiện giám định, đánh giá hợp chuẩn, hợp quy. Có thể nói, quy trình đánh giá này tương đối thuận tiện cho hoạt động đánh giá, hướng dẫn rõ ràng, thời gian đánh giá hợp lý.

- Đối với sản phẩm biến đổi gen

Việt Nam có yêu cầu hoặc đề nghị dán nhãn bắt buộc đối với các sản phẩm thực phẩm có chứa hoặc có thành phần từ công nghệ sinh học. Điều này đã ngăn cản việc xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm của Mỹ xuất khẩu tới nhiều nước. Quy định này đã ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, vì nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ sử dụng rộng rãi công nghệ sinh học như ngô, bông, đậu, cũng như sản phẩm được chế biến sản xuất từ nguyên liện này tại Mỹ[10, tr21].

- Thủ tục và yêu cầu nhập khẩu

Đối với các sản phẩm nhập khẩu có liên quan tới môi trường sẽ áp dụng theo quy định thủ tục nhập khẩu hàng hóa nói chung, trong đó, Việt Nam tách riêng quyền nhập khẩu hàng hóa và quyền phân phối hàng hóa nhập khẩu tại các Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư số 08/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương. Về những hạn chế thủ tục nhập khẩu, Việt Nam có ban hành các văn bản cụ thể đối với một số sản phẩm chỉ được nhập khẩu bởi các doanh nghiêp chỉ định như sản phẩm thuốc lá, dầu thô,… hoặc phải có giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối của chính hãng sản xuất đối với sản phẩm ô tô. Việt Nam chưa có quy định nào về thủ tục nhập khẩu liên quan tới môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)