Các tiêu chuẩn kỹ thuật tự nguyện bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 59 - 62)

6. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật về mô

2.2.3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật tự nguyện bảo vệ môi trường

Trong hiệp định TBT không cấm các nước xây dựng bộ tiêu chuẩn tự nguyện; kết quả là các tiêu chuẩn tự nguyện được nhiều nước thông qua nhưng áp dụng theo cách như là bắt buộc. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các tiêu chuẩn tự nguyện này cũng đã được triển khai, tuy nhiên, hầu như không tác động gì đến hoạt động nhập khẩu.

- Nhãn sinh thái

Về văn bản pháp luật quy định liên quan tới dán nhãn trên sản phẩm. Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 05/03/2009 về việc phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái của Bộ trưởng Bộ TNMT, trong đó sử dụng nhãn xanh Việt Nam là biểu tưởng của chương trình. Theo đó là các văn bản về kế hoạch danh mục nhóm sản phẩm dịch vụ chứng nhận nhãn xanh theo từng giai đoạn, Hội đồng tư vấn, quy trình thủ tục cấp nhãn xanh và những ưu đãi dành cho sản phẩm được cấp nhãn xanh Việt Nam. Nhãn sinh thái là công cụ tự nguyện, được nhiều nước trên thế giới áp dụng cho những hàng hóa có tính năng thân thiện với môi trường cao hơn các sản phẩm cùng loại trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ lúc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đến lúc loại bỏ sản phẩm. Việt Nam đã có chính sách, chương trình nhằm triển khai nhãn xanh hoặc nhãn sinh thái.

Về thị trường trong nước, đến nay, sau 9 năm triển khai chương trình Nhãn sinh thái tại Việt Nam các sản phẩm được cấp nhãn xanh, ví dụ như: Bình ác quy của công ty TNHH Ác quy GS Việt Nam. Mặc dù, dán nhãn sinh thái tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh, một phần do chi phí đầu tư để chuyển đổi quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, một phần do nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm này cũng chưa cao.

- Sản xuất hữu cơ và dán nhãn sản phẩm hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ hạn chế tối đa sử dụng hóa chất gây động hại cho cây trồng và môi trường sống, cũng như dùng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, chất bảo quản. Điều quan trọng, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất gần giống với sản phẩm của thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe của con người. Một vài sản phẩm hữu cơ được nhập khẩu được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin và thông tin không tin cậy về sản phẩm hữu cơ trong nước, khiến người tiêu dùng Việt Nam lại lựa chọn sản phẩm hữu cơ nhập khẩu, nhất là những sản phẩm nông sản như hoa quả, thực phẩm, sữa và các sản phẩm từ sữa đến từ các nước phát triển.

Tại Việt Nam, để thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Bộ NNPTNT phê duyệt chương trình khung nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2013 -2020 trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Ở Việt Nam, sự phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm hữu cơ không tác động của hóa chất trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng đã được áp dụng với nhiều loại sản phẩm(điều, khóm, xoài,…), tại nhiều địa phương trên cả nước như sản xuất rau hữu cơ Thanh Xuân, trang trại Hoa Viên Hà Nội, Organik Đà Lạt, Green Farm ở Cà Mau, Chè Shan ở Lào Cai, Hà Giang,... Tuy nhiên, sản phẩm

nông sản của Việt Nam lại khó cạnh trạnh với sản phẩm nhập khẩu. Người tiêu dùng rất khó phân biệt được thực phẩm an toàn và không an toàn (Trung Tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ, 2016).

Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ uy tín quốc tế. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam muốn có giấy chứng nhận phải đăng ký với các tổ chức nước ngoài như USDA Organic của Bộ Nông nghiệp Mỹ, COR (Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Canada, PGS Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ IFOAM, EU Organic Farming của Liên Minh Châu Âu, Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật, ACO Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Úc. Chưa có sản phẩm hữu cơ nào nhập khẩu và sản xuất tại Việt Nam áp dụng theo bộ tiêu chuẩn Việt Nam co sản phẩm hữu cơ. Hiện nay, có hai mô hình sản xuất sản phẩm hữu cơ là mô hình doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu áp dụng theo các tiêu chuẩn hữu cơ của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản để xuất khẩu, và nhóm hộ nông dân, chủ yếu sản xuất theo tiêu chuẩn của Hệ thống đảm bảo sự tham gia (PGS) để tiêu thụ nội địa. Hai hệ thống này hoạt động dựa trên cơ sở tự nguyện.

- Hệ thống quản lý chứng nhận môi trường

Do sự quan tâm ngày càng cao của con người đối với các vấn đề môi trường, nên hiện nay trên thế giới đã có nhiều hệ thống quản lý chứng nhận đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về quy trình thân thiện với môi trường. Tại Việt Nam chứng chỉ ISO 14001: 1996 được cấp đầu tiên vào năm 1998, từ đó đến nay, số lượng các công ty đạt chứng chỉ ngay ngày càng tăng. Trong đó, hầu hết các công ty của Nhật Bản như Honda, Toyota, Canon,… đều đạt chứng chỉ này. Các doanh nghiệp trong nước như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn cũng đã đạt tiêu chuẩn quản lý môi trường. Ngoài ra, một số các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng cũng đạt được tiêu chuẩn này.

Về mặt pháp luật, Việt Nam đã ban hành 24 TCVN trên tổng số 32 tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn ISO với các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý môi

trường, đánh giá môi trường, nhãn môi trường, đánh giá kết quả thực hiện môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, hạch toán vật liệu, trao đổi thông tin môi trường, các vấn đề môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm, định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành nghị định số 19/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 Quy định chi tiết một số loại hình sản xuất phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001.

- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là một chứng nhận cấp cho quá trình quản lý rừng theo một số tiêu chí và nguyên tắc được thừa nhận. Các tổ chức cấp chứng chỉ rừng hiện nay tại Việt Nam là Hội đồng Quản lý rừng thế giới (FSC – Forest Stewardship Council), Hệ thống quản lý môi trường ISO, Tổ chức chứng chỉ rừng liên Châu Âu (PFEC – Pan - European Forest Certificate), Sáng kiến rừng bền vững của Mỹ (ASFI – American Sustainable Forestry Intiative), SGS Tổ chức chứng nhận của Thụy Sỹ, FGA Tera System của Đức.

Việt Nam tham gia quá trình quản lý rừng bền vững từ năm 1998, tính đến năm 2015, Việt Nam có 13 chứng chỉ rừng được cấp, cho hơn 169,704 ha rừng (Khanh, 2015). Đối với gỗ nhập khẩu vào Việt Nam, việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập dựa vào việc kiểm soát loài và nguồn gốc, nơi gỗ được khai thác và xuất khẩu.Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình quản lý rừng bền vững. Việt Nam đang xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững để cấp cho những chủ rừng đáp ứng theo các bộ tiêu chuẩn xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào kỹ thuật về môi trường trong thương mại quốc tế định hướng và giải pháp đối với việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)