Thực trạng thực hiện chế định về ngƣời thực hiện TGPL ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế định về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)

Nam hiện nay

Thực tiễn triển khai thực hiện Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách, hệ thống TGPL đã được thành lập: ở Trung ương có Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm TGPL của Nhà nước thuộc Sở Tư pháp. Cùng với quá trình vừa

TGPL (bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước, luật sư, Tư vấn viên pháp luật) cũng được hình thành. Đội ngũ người thực hiện TGPL ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, khi mới thành lập mỗi Trung tâm TGPL nhà nước chỉ có một vài người, cho đến trước khi Luật TGPL có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2007), chúng ta vẫn chưa có chức danh Trợ giúp viên pháp lý, nhưng sau 08 năm thi hành Luật TGPL (2007-2014), tổng số công chức, viên chức và người lao động khác thuộc hệ thống TGPL của nhà nước là 1.313, trong đó có 572 Trợ giúp viên pháp lý (490 người đã qua đào tạo nghề luật sư, 63 người được miễn đào tạo nghề luật sư). Các Trợ giúp viên pháp lý đều có trình độ cử nhân luật trở lên, trong đó có 31 người có trình độ thạc sỹ luật học, trung bình 09 Trợ giúp viên pháp lý/Trung tâm TGPL nhà nước. Trong đó, 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 10 Trợ giúp viên pháp lý trở lên (chiếm 41,27%); 29 tỉnh, thành phố có từ 05-09 Trợ giúp viên pháp lý (chiếm 46,03%) và 08 tỉnh, thành phố có dưới 05 Trợ giúp viên pháp lý (bao gồm các tỉnh: Đà Nẵng, Phú Yên, Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Lai Châu, Kon Tum, Hà Nam, Hà Giang) (chiếm 12,7%). Hiện nay, toàn quốc có trên 10.700 cộng tác viên TGPL, trong đó có 1.136 cộng tác viên TGPL là luật sư và 174 tư vấn viên pháp luật đăng ký tham gia TGPL [16, tr.4-5].

Thực tiễn hơn 18 năm qua cho thấy, hoạt động TGPL của người thực hiện TGPL đã đáp ứng một phần cơ bản yêu cầu TGPL của đông đảo quần chúng nhân dân, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội. Hoạt động của người thực hiện TGPL đã giúp người nghèo, đối tượng chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần giải toả những vướng mắc pháp luật của nhân dân, ổn định trật tự xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chỉ tính sau 8 năm thi hành Luật

TGPL (từ 01/01/2007 đến hết tháng 12/2014), người thực hiện TGPL trong cả nước đã thực hiện được 920.292 vụ việc, trong đó 51.408 vụ việc tham gia tố tụng, 856.218 vụ việc tư vấn pháp luật, 1.030 vụ việc đại diện ngoài tố tụng, 1.711 vụ việc hòa giải và 5.870 vụ việc khác cho 987.949 đối tượng [16, tr.7]; các cộng tác viên đã thực hiện được tổng số 471.957 vụ việc, luật sư là cộng tác viên đã thực hiện 126.426 vụ việc, trong đó có 37.999 vụ việc tham gia tố tụng, 84.688 vụ việc tư vấn pháp luật, 337 vụ việc đại diện ngoài tố tụng, 546 vụ việc hòa giải và 1.122 vụ việc khác [16, tr.6-7]; như vậy, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 448.335 vụ việc, trong đó có 13.409 vụ việc tham gia tố tụng. Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý đã từng bước đáp ứng yêu cầu công việc, tham gia ngày càng nhiều các vụ việc tham gia tố tụng để đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2014, 572 Trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện 74.258 vụ việc/124.171 vụ việc trong toàn quốc, trong đó có 3.690 vụ việc tham gia tố tụng (trung bình mỗi Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 06 vụ tham gia tố tụng). Năm 2015, số vụ việc TGPL, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể là, 595 Trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện 84.481 vụ việc/141.651 vụ việc trong toàn quốc, trong đó có 4.838 vụ việc tham gia tố tụng (trung bình mỗi Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 08 vụ tham gia tố tụng/năm) [16, tr.8]. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng người thực hiện TGPL chưa đồng đều, trong đó đội ngũ luật sư vẫn chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, có tình hình kinh tế-xã hội phát triển (tính đến ngày 31/3/2015, Hà Nội có 2.472 luật sư, thành phố Hồ Chí Minh có 4.137 luật sư); còn các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn thì có rất ít luật sư hành nghề (tính đến ngày 31/3/2015, Lai Châu có 02 luật sư; Bắc Kạn, Hà Giang, Hà Nam, Kon Tum đều có 06 luật sư)… [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế định về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)