Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước kh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 29 - 31)

1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật TTHS

1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước kh

khi ban hành BLTTHS Việt Nam năm 1988

Sau khi giành được chính quyền, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 33C ngày 13-9-1945 về thành lập TAQS, trong đó quy định Tòa án chỉ xét xử một cấp, bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay; Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-01-1946 quy định về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán đã ghi nhận nguyên tắc Tòa án thực hiện hai cấp xét xử. Ngày 09-11-1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946 tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước, trong đó có Tòa án. Ngày 22-5-1950, Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và tố tụng được ban hành, trong đó đã quy định về thủ tục tiêu án. Ngày 29-5-1957, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 2037-HCTP cũng quy định: “Nếu bản án đã có HLPL nhưng phát hiện có sai lầm thì cần phải thi hành thủ tục tiêu án”. Tiếp đó, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 002/TT ngày 13-01-1959 và Thông tư số 04/TT ngày 03-02-1959 quy định về thủ tục xét lại bản án đã có HLPL, nhưng phát hiện có sai lầm đối với các can phạm đang bị giam giữ thi hành án trong ba trường hợp là: bị xử oan, tội nặng xử nhẹ hoặc tội nhẹ xử nặng; khi xét thấy bản án đã có HLPL có sai lầm thì Tòa án tỉnh báo cáo lên Tòa án tối cao xem xét và quyết định việc tiêu án hay không. Nói chung, các văn bản trong

giai đoạn này đều không có quy định về thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có HLPL.

Sau khi ban hành Hiến pháp năm 1959, ngày 14-7-1960, Quốc hội thông qua Luật tổ chức TAND, trong đó Điều 10 quy định: “Đối với bản án và quyết định của các TAND địa phương đã có HLPL, nhưng phát hiện có sai lầm thì TANDTC có quyền xét lại hoặc giao cho TAND cấp dưới xét lại...” [51]. Ngày 15-7-1960, Quốc hội ban hành Luật tổ chức VKSND, trong đó Điều 18 cũng quy định: “Khi VKSNDTC thấy các bản án hoặc quyết định đã có HLPL của TAND các cấp là sai lầm thì có quyền kháng nghị; khi VKSND địa phương thấy các bản án hoặc quyết định đã có HLPL của TAND cấp mình hoặc cấp dưới là sai lầm thì báo cáo lên VKSNDTC để kháng nghị” [52].

Để cụ thể hóa quy định trên, tại Điều 6 Pháp lệnh ngày 23-3-1961 về tổ chức của TAND các cấp quy định: “Chánh án TANDTC có nhiệm vụ kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có HLPL của TAND các cấp, nhưng phát hiện có sai lầm”. Ngoài ra, TANDTC còn có các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác giám đốc thẩm như Thông tư số 2397-TC ngày 22-12-1961 hướng dẫn thi hành Luật tổ chức TAND năm 1960; Thông tư số 06-TC ngày 23-7-1964 giải thích về trình tự giám đốc xét xử, trong đó quy định

“TANDTC sẽ xét xử theo trình tự giám đốc khi có kháng nghị của Chánh án TANDTC hoặc Viện trưởng VKSNDTC” [56].

Như vậy, việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có HLPL tập trung chủ yếu ở TANDTC và việc kháng nghị đối với bản án, quyết định đó chính thức được luật hóa, thuộc thẩm quyền của cả Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC. Tuy nhiên, các văn bản liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm ở giai đoạn này chưa quy định rõ thế nào là “sai lầm” trong bản án, quyết định đã có HLPL, chưa quy định về thời hạn kháng nghị, hệ quả của kháng nghị giám đốc thẩm...

Sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, ngày 03-7-1981 Quốc hội thông qua Luật tổ chức TAND, trong đó đã phân biệt thủ tục giám đốc thẩm với thủ tục tái thẩm và tại các Điều 29, 30, 35 đã quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TANDTC, Phó Chánh án TANDTC và Chánh án Tòa án cấp tỉnh. Ngày 04-7-1981, Luật tổ chức VKSND được ban hành, trong đó Điều 13 quy định:

Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các VKSND có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án và quyết định đã có HLPL của TAND cấp dưới khi thấy có vi phạm pháp luật; VKSNDTC có quyền kháng nghị các bản án và quyết định đã có HLPL của TAND các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm khi thấy có vi phạm pháp luật hoặc theo thủ tục tái thẩm khi thấy có tình tiết mới [44].

Các quy định nêu trên là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng và ban hành BLTTHS năm 1988 về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)