Nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 112 - 121)

3.3. Các giải pháp khác

3.3.6. Nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân

Theo quy định của BLTTHS thì không chỉ người bị kết án mà mọi công dân đều có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có HLPL để thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị biết. Vì thế, cần có biện pháp, cách thức tuyên truyền phù hợp, nâng cao kiến thức pháp luật trong nhân dân, để họ có thể thực hiện tốt quyền khiếu nại, phát hiện căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Thực tiễn cho thấy, hàng năm số đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là rất lớn, nhưng hầu hết các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là không có căn cứ nên không được chấp nhận. Theo số liệu thống kê của Tòa hình sự TANDTC thì từ năm 2009 đến năm 2013, TANDTC thụ lý tổng số là 4.869 đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có HLPL, nhưng có tới 4.507 đơn được trả lời cho người phát hiện là không có căn cứ kháng nghị (chiếm tỷ lệ 92,57%). Vì thế, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật hình sự và pháp luật TTHS là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng phát hiện những vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới trong các bản án, quyết định đã có HLPL để thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm xem xét, quyết định việc kháng nghị.

Kết luận chương 3

Để nâng cao hiệu quả của công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp nêu trên. Ngoài giải pháp về sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của BLTTHS liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm như đã phân tích trên, thì cần thực hiện cùng với các giải pháp khác như: tăng cường kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án các cấp; tăng cường giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm; tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm... Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thống nhất và có hiệu quả cao.

Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người làm công tác giám đốc thẩm, tái thẩm để công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc khắc phục những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có vai trò, ý nghĩa cả về chính trị, xã hội và pháp lý hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn của hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đáp ứng các yêu cầu đặt ra theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, tuy các quy định của BLTTHS về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc khắc phục các sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhưng những quy định này vẫn còn một số hạn chế, thiếu quy định chi tiết, dẫn đến việc nhận thức, cách hiểu không thống nhất trong thực tiễn áp dụng. Vì thế, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam nói chung, đặc biệt là hoàn thiện các quy định về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm luôn là những đòi hỏi cần thiết, cấp bách nhất. Xuất phát từ lý do đó, luận văn đã phân tích, làm rõ về mặt lý luận liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS, như về khái niệm kháng nghị giám đốc thẩm, kháng nghị tái thẩm; tính chất, đối tượng, căn cứ, thẩm quyền, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; bổ sung kháng nghị, rút kháng nghị, hệ quả pháp lý của việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm... Mặt khác, luận văn cũng phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, những kết quả đạt được, một số tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm như: hoàn thiện các quy định của BLTTHS về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; tăng cường kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án các cấp; tăng cường giải

quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm; tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; đổi mới công tác tổ chức, cán bộ; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và với cơ quan, tổ chức khác; nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân, đặc biệt là pháp luật hình sự, pháp luật TTHS để nâng cao chất lượng phát hiện căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoài ra, luận văn còn có một số kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết; những giải pháp, kiến nghị nêu trong đề tài chưa phải đã đầy đủ, hoàn thiện. Do đó, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các chuyên gia pháp luật, nhà khoa học, luật gia, đồng nghiệp để hoàn thiện hơn các vấn đề đã được nghiên cứu trong luận văn.

Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với Ban lãnh đạo Khoa Luật, Phòng đào tạo sau đại học Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội và các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các tác giả đã có những công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Cán sự Đảng TANDTC (2013), Báo cáo tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5. Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Lê Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, Tạp chí TAND, (11, 12, 13 và 14). 7. Chánh án TANDTC (2011), Công văn số 340/TANDTC-BTK ngày 25/11

quy định về trách nhiệm của các Tòa án trong việc phát hiện, kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Hà Nội. 8. Lê Lan Chi (2005), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS - một

số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên, 2001), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên, 2013), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Đỗ Văn Chỉnh (1999), “Cần thực hiện đúng quy định của pháp luật về Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án cấp tỉnh”, Tạp chí TAND, (2).

12. Nguyễn Quốc Công (2005), “Công tác kiểm sát các bản án và quyết định về hình sự đã có HLPL của Tòa án - thực trạng và giải pháp”, Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự, Đề tài cấp Bộ, TANDTC. 13. Ngô Cường (2013), “Thủ tục giám đốc thẩm của Việt Nam: quá trình

phát triển và kiến nghị sửa đổi”, Tạp chí Kiểm sát, (15 và 17).

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội.

15. Trần Văn Độ (1995), “Một số vấn đề về tái thẩm”, Tạp chí Luật học (3). 16. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận BLTTHS Việt Nam, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Quang Hiền (2009), “Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm”,

Tạp chí TAND, (7).

18. Mai Thanh Hiếu (2006), “Điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong luật TTHS Việt Nam và Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Luật học, (4). 19. Nguyễn Văn Hiện (1997), “Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn

thiện thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự của Tòa án các cấp”, Tạp chí TAND, (3).

20. Nguyễn Văn Hiện (1998), “Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (4).

21. Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS, Hà Nội.

22. Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2006), Nghị quyết số 03/2006/HĐTP ngày 08/7 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

23. Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2013), Nghị quyết số 01/2013/HĐTP ngày 06/11 hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo, Hà Nội.

24. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), “Cần một cách nhìn mới về thủ tục giám đốc thẩm trong TTHS”, Tạp chí Kiểm sát, (20).

25. Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục.

26. Vũ Gia Lâm (2006), “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong BLTTHS năm 2003”, Tạp chí Luật học, (10).

27. Nguyễn Quang Lộc (2006), “Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm khi hủy bản án, quyết định đã có HLPL theo pháp luật tố tụng - những vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí TAND, (21).

28. Phan Thanh Mai (2006), “Một số ý kiến về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo Điều 273 BLTTHS năm 2003”, Tạp chí Luật học, (2).

29. Phan Thị Thanh Mai (2006), “Một số ý kiến về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm”, Tạp chí Luật học, (11).

30. Phan Thị Thanh Mai (2007), Giám đốc thẩm trong TTHS Việt Nam, luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

31. Hương Nhung (2005), “Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các quy định của BLTTHS năm 2003 về xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và thi hành bản án, quyết định của Tòa án”, Tạp chí Kiểm sát, (24).

32. Tôn Thiện Phương (2002), Vai trò của VKSND trong xét xử vụ án hình sự, luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

33. Đinh Văn Quế (1997), Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự - những vấn đề về lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Đinh Văn Quế (2003), Thủ tục xét xử các vụ án hình sự, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

35. Đinh Văn Quế (2004), “Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo BLTTHS năm 2003”, Tạp chí TAND, (22).

36. Đinh Văn Quế (2005), “Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm về “dân sự” trong vụ án hình sự”, Tạp chí TAND, (9).

37. Đinh Văn Quế (Chủ nhiệm đề tài, 2005), Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

38. Đinh Văn Quế (2005), “Các quy định pháp luật TTHS về công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự”, Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

39. Đinh Văn Quế (2006), “Tòa án cấp phúc thẩm có xét kháng nghị quá hạn không?”, Tạp chí TAND, (23).

40. Lê Kim Quế (2006), “Một số vấn đề về giám đốc thẩm hình sự”, Tạp chí TAND, (14).

41. Đinh Văn Quế (2007), Bình luận khoa học BLTTHS, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

42. Đinh Văn Quế (2008), “Thấy gì qua một số vụ án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”, Tạp chí TAND, (20).

43. Đinh Văn Quế, Thủ tục giám đốc thẩm trong luật TTHS Việt Nam.

44. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1981), Luật tổ chức VKSND, Hà Nội.

45. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1980, 1992 và 2013), Hiến pháp, Hà Nội.

46. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1988), BLTTHS, Hà Nội. 47. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1999), BLHS, Hà Nội. 48. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2003), BLTTHS, Hà Nội. 49. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2009), BLHS (sửa đổi, bổ

sung), Hà Nội.

50. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004 và 2011), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

51. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1960), Luật tổ chức TAND, Hà Nội.

52. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1960), Luật tổ chức VKSND, Hà Nội.

53. Quyết định giám đốc thẩm, Quyết định tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Tòa hình sự TANDTC và một số Tòa án địa phương.

54. TANDTC (2003), Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9 về giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, Hà Nội. 55. TANDTC (2004), Công văn số 117/2004/KHXX ngày 22/7 về việc triển

khai thi hành BLTTHS năm 2003, Hà Nội.

56. TANDTC (1964), Thông tư số 6-TC ngày 23/7 về trình tự giám đốc xét xử, Hà Nội.

57. TANDTC, VKSNDTC (1988), Thông tư số 01-TANDTC-VKSNDTC /TTLT ngày 08/12 hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS, Hà Nội. 58. TANDTC (2009), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2009, Hà Nội. 59. TANDTC (2010), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2010, Hà Nội. 60. TANDTC (2011), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2011, Hà Nội. 61. TANDTC (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2012, Hà Nội. 62. TANDTC (2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2013, Hà Nội. 63. TANDTC (2009), Sổ tay Thẩm phán, Nxb Lao động.

64. TANDTC (2013), Dự thảo sửa đổi BLTTHS, Hà Nội. 65. TANDTC (2006), Tài liệu tập huấn về BLTTHS, Hà Nội.

66. Bùi Quang Thạch (2008), “Những vấn đề cần sửa đổi BLTTHS Việt Nam năm 2003 trên cơ sở nghiên cứu BLTTHS Liên bang Nga năm 2006”, Tạp chí TAND, (16).

67. Quản Thị Ngọc Thảo (2007), “Giám đốc thẩm: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

68. Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Giáo trình luật TTHS, Nxb Công an nhân dân.

69. Trường Cán bộ Tòa án (2013), Tổng hợp vướng mắc về hình sự năm 2010 và năm 2011, Mục trao đổi nghiệp vụ, Cổng thông tin điện tử Trường Cán bộ Tòa án (http://tcbta.toaan.gov.vn), ngày 11/4.

70. Nguyễn Văn Trượng (1996), Giám đốc thẩm trong TTHS, luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

71. Nguyễn Văn Trượng (2010), “Thực trạng thực hiện quy định của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 112 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)