Hoàn thiện các quy định của BLTTHS Việt Nam về kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 101 - 107)

chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có HLPL; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ” [4]; Kết luận số 79- KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về phương hướng đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử với 04 cấp là: Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao và TANDTC. Theo đó, Tòa án cấp tỉnh sẽ không làm công tác giám đốc thẩm mà tập trung vào TAND cấp cao và TANDTC.

- Phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, trong đó cần cụ thể hóa quy định của Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2014) và phù hợp với Luật tổ chức TAND sửa đổi, Luật tổ chức VKSND sửa đổi...

- Phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS, như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án...

- Phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập và kế thừa những quy định còn phù hợp, đồng thời tham khảo các quy định của các nước trên thế giới về công tác giám đốc thẩm, tái thẩm.

3.2. Hoàn thiện các quy định của BLTTHS Việt Nam về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm giám đốc thẩm, tái thẩm

Khi nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định của BLTTHS, nhiều nhà khoa học như PGS.TS Trần Văn Độ, TS. Nguyễn Văn Hiện, TS. Phan Thị Thanh Mai đều cho rằng giữa thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm có sự

khác nhau về bản chất, nên cần tiếp tục quy định hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có HLPL là giám đốc thẩm và tái thẩm [30, tr.27]. Chúng tôi không nhất trí với các quan điểm này và mạnh dạn đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi BLTTHS theo hướng: gộp thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm trong BLTTHS thành một thủ tục là thủ tục giám đốc thẩm, để xét lại bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có HLPL, vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS về thủ tục tái thẩm như: về việc phát hiện những tình tiết mới; đối tượng, phạm vi kháng nghị tái thẩm; thẩm quyền, thời hạn kháng nghị tái thẩm; hệ quả pháp lý của việc kháng nghị tái thẩm; những người tham gia phiên tòa tái thẩm; thành phần Hội đồng tái thẩm; thời hạn tái thẩm; thủ tục tố tụng tại phiên tòa và thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm... về cơ bản là giống với thủ tục giám đốc thẩm.

Thứ hai, việc quy định hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có HLPL như hiện nay gây nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng, nhất là “việc phân biệt căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm chưa rõ ràng, nên khó phân định trong quá trình áp dụng; những sai lầm là căn cứ kháng nghị tái thẩm cũng có thể dẫn đến hậu quả có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS” [30, tr.115] (như đã phân tích tại mục 2.2.2).

Thứ ba, thực tiễn xét xử cho thấy, “việc kháng nghị các bản án hoặc quyết định đã có HLPL chủ yếu được tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm” [30, tr.115]; còn các bản án, quyết định đã có HLPL bị kháng nghị tái thẩm là không đáng kể. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 244 quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC và Tòa hình sự TANDTC từ năm 2009 đến năm 2013 [53], thì chỉ có 12 quyết định tái thẩm (chiếm tỷ lệ khoảng 05%). Như vậy, trung bình mỗi năm ở TANDTC chỉ giải quyết theo thủ tục tái thẩm được từ 02 đến 03 vụ án hình sự.

Thứ tư, tham khảo Luật TTHS của một số nước trên thế giới chỉ quy định một thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có HLPL như: Mỹ chỉ quy định một thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có HLPL cả về vấn đề áp dụng pháp luật và tình tiết mới [30, tr.15]; hoặc Đức, Hàn Quốc (tham khảo ý kiến của Thẩm phán OH Byung Hie - Giám đốc Dự án Tăng cường năng lực Trường Cán bộ Tòa án), Na Uy [30, tr.15] chỉ quy định thủ tục tái thẩm; còn Trung Quốc, Đan Mạch [30, tr.15] chỉ quy định thủ tục giám đốc thẩm.

Vì vậy, để đơn giản về thủ tục tố tụng, thuận tiện trong việc áp dụng pháp luật thì chỉ cần quy định “Thủ tục giám đốc thẩm” để xét lại bản án, quyết định đã có HLPL. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất sửa đổi một số quy định của BLTTHS liên quan đến hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, cụ thể như sau:

Về tính chất của giám đốc thẩm: cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 272 BLTTHS cụ thể là: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có HLPL nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có HLPL mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Về đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm: theo quy định của BLTTHS hiện hành thì bao gồm tất cả các bản án hoặc quyết định đã có HLPL làm cho số vụ án cần xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm. Vì thế, theo chúng tôi, BLTTHS cần có một điều luật riêng quy định cụ thể những bản án, quyết định nào là đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm và chỉ nên quy định những quyết định của Tòa án đã có HLPL như: quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm và quyết định tái thẩm (trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC), mới là đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm.

Về phát hiện vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL: xuất phát từ thực trạng về chất lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm còn nhiều hạn chế (như đã phân tích ở mục 2.1.1.3 và mục 2.2.2). Vì thế, để khắc phục tình trạng này và nâng cao chất lượng phát hiện căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm qua đơn đề nghị giám đốc thẩm, theo chúng tôi cần bổ sung quy định là người phát hiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông báo sai sự thật và phải nộp một khoản phí nhất định nếu yêu cầu của họ không được chấp nhận.

Về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm: theo tinh thần cải cách tư pháp đến năm 2020, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã chỉ ra: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị...” [4]. Đây là một trong những yêu cầu, định hướng hết sức quan trọng của Đảng ta liên quan đến công tác kháng nghị giám đốc thẩm. Theo chúng tôi cần bỏ căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm quy định tại khoản 1 Điều 273 BLTTHS và căn cứ kháng nghị tái thẩm quy định tại khoản 2 Điều 291 BLTTHS; sửa khoản 4 Điều 273 BLTTHS là “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” và giữ nguyên quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 273 BLTTHS. Ngoài ra, đối với các căn cứ kháng nghị tái thẩm quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 291 BLTTHS thì chuyển thành căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm (như đã phân tích ở mục 2.1.1.2 và mục 2.1.2.2).

Về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm: từ thực tiễn xét xử, chúng tôi đề nghị sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 278 BLTTHS theo hướng kéo dài thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm (theo hướng bất lợi cho người bị kết án), trên cơ sở mức độ nghiêm trọng của tội phạm theo Điều 8 BLHS hoặc mức hình phạt đã áp dụng đối với người bị kết án. Về thời hạn kháng nghị do xuất hiện những tình tiết mới theo hướng không có lợi cho người bị kết án (khoản 1 Điều 295 BLTTHS) thì giữ nguyên và quy định thành một khoản riêng

trong điều luật về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm. Ngoài ra, cần quy định trong BLTTHS hoặc có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đối với các biện pháp tư pháp, như tịch thu tài sản, công cụ, phương tiện phạm tội; vật, tiền do phạm tội mà có; vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành... giống như quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 278 BLTTHS về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng có lợi và bất lợi cho người bị kết án.

Về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm: trên cơ sở đề xuất gộp thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm thành một thủ tục và theo tinh thần cải cách tư pháp (Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị) thì cần bỏ thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án cấp tỉnh và bổ sung quy định cho Chánh án Tòa án cấp cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Đồng thời, giữ nguyên quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án có thẩm quyền khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 273 BLTTHS. Còn đối với các căn cứ kháng nghị hiện nay quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 291 BLTTHS, theo đề xuất trên được chuyển thành căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, thì cần quy định chỉ có Viện trưởng VKS có thẩm quyền mới có quyền kháng nghị khi có một trong các căn cứ này.

Về hình thức, nội dung và thông báo kháng nghị giám đốc thẩm: cần có một điều luật riêng quy định về hình thức và nội dung cơ bản của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; bổ sung vào khoản 1 Điều 277 BLTTHS về trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị giám đốc thẩm thì phải gửi quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án cho VKS có thẩm quyền để nghiên cứu, có quan điểm khi tham gia xét xử giám đốc thẩm. Ngoài ra, cần quy định bổ sung về trường hợp nếu không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì trong một thời hạn nhất định (06 tháng

hoặc một năm) kể từ ngày phát hiện, người có thẩm quyền kháng nghị phải trả lời cho người phát hiện biết lý do không kháng nghị.

Việc bổ sung kháng nghị, rút kháng nghị giám đốc thẩm: cần sửa đổi khoản 3 Điều 277 BLTTHS như sau: Trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm, những người có thẩm quyền kháng nghị có quyền kháng nghị bổ sung, người đã kháng nghị có quyền bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Trường hợp tại phiên tòa giám đốc thẩm, người đã kháng nghị rút toàn bộ kháng nghị và việc rút kháng nghị này là có căn cứ thì việc giám đốc thẩm phải được đình chỉ, nếu không có kháng nghị khác.

Về hệ quả kháng nghị giám đốc thẩm: cần sửa đổi Điều 276 BLTTHS là người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có HLPL cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm và các trường hợp phải tạm đình chỉ thi hành bản án. Ví dụ, kháng giám đốc thẩm theo hướng đình chỉ vụ án, tuyên bố không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, cho hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù... Mặt khác, cần quy định bổ sung vào Điều 276 BLTTHS là: trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có quyền hoãn thi hành bản án hoặc quyết định đã có HLPL để xem xét, quyết định việc kháng nghị; nếu xét thấy cần phải ngăn chặn người bị kết án bỏ trốn, tẩu tán tài sản hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì người đã kháng nghị có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc kê biên tài sản đối với người bị kết án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần có sự giải thích, hướng dẫn về các khái niệm như: thế nào là “vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án”, “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, “tình tiết khách quan”,

“tình tiết mới”, “dân sự trong vụ án hình sự”, “thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có HLPL”... để có sự nhận thức, áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác kháng nghị giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)